Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Tin trong danh mục: Lâm nghiệp
Công nghệ tách chiết cafein từ lá chè Phú Thọ bằng phương pháp hấp phụ chọn lọc 12/8/2022 1:43:37 PM Cafein (C8H10N4O2) là chất kích thích tự nhiên có nhiều trong lá chè, hạt cà phê, hạt coca và các loài thực vật khác. Cafein kích thích hệ thần kinh trung ương, làm cho tinh thần minh mẫn, tăng cường sự nhận biết của não bộ, kích thích hoạt động tim, thận, phổi đã và đang có ứng dụng nhiều trong dược phẩm. Hiện nay, có nhiều phương pháp chiết tách cafein từ chè, tuy nhiên những phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật cao, phù hợp với quy mô nhỏ, khó thực hiện với điều kiện công nghiệp, hiệu suất tác cafein thấp.
Gỗ trong suốt có thể thay thế nhựa 11/28/2022 10:10:21 AM Nghiên cứu mới chỉ ra phương pháp chế tạo gỗ trong suốt ít gây hại đến môi trường và ít tốn điện khi mở rộng quy mô sản xuất.
Cây biến đổi gene giảm ô nhiễm tương đương 30 máy lọc khí 11/14/2022 9:20:31 AM Công ty khởi nghiệp Neoplants ở Paris biến đổi gene cây trầu bà để hoạt động với hiệu suất ngang 30 máy lọc khí, giúp giảm ô nhiễm trong nhà.Neoplants biến đổi gene cả cây trầu bà (Epipremnum aureum) và hệ vi sinh vật gắn liền với rễ của nó để tạo ra Neo P1, một máy lọc khí cực mạnh, Interesting Engineering hôm 12/11 đưa tin.
Công nghệ tích hợp hóa sinh chế biến rượu vang chất lượng cao từ quả điều 10/6/2022 3:51:07 PM Điều được xem là cây tỷ đô la, đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp nước ta hiện nay. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là hạt điều sau chế biến. Theo thống kê, cứ thu hoạch 1 tấn hạt điều thô thì có khoảng 8-10 tấn quả điều bị vứt bỏ, như vậy lượng quả điều đang bị vứt bỏ hiện nay của nước ta ước khoảng 2-2,5 triệu tấn một năm (Tran Nhat Nam et al., 2014) một sự lãng phí rất lớn. Nghiên cứu công nghệ chế biến các sản phẩm như nước ép dinh dưỡng hay rượu vang điều nhằm tận dụng nguồn phế phụ phẩm quả điều dồi dào, tăng giá trị gia tăng cho nông dân trồng điều, tạo ra đặc sản của địa phương là nhu cầu cấp thiết.
Công nghệ và sản xuất thử nghiệm keo ure-formandehyt (UF) và ure-melamin-formandehyt (UMF) sử dụng trong sản xuất ván ép đạt tiêu chuẩn xuất khẩu 9/27/2022 4:05:28 PM Keo amino đặc biệt là keo UF/UMF là chất kết dính chiếm vai trò quan trọng trong lĩnh vực sản xuất gỗ công nghiệp. Với yêu cầu khắt khe về các chính sách bảo vệ môi trường, sản phẩm gỗ công nghiệp phải theo formandehyt đạt các tiêu chuẩn phát thải quy định như: E2, E1, E0, CRAB.... Đến nay, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất keo trong nước đều chưa sản xuất được keo đạt tiêu chuẩn chất lượng cho ngành công nghiệp gỗ xuất khẩu theo tiêu chuẩn Quốc tế như: E2, E1, E0, CRAB.
Bộ lọc nước từ gỗ tự nhiên vừa rẻ, vừa sẵn có này có thể loại bỏ 99% vi khuẩn trong nước ô nhiễm 4/7/2021 10:56:08 AM Không cần tới những cỗ máy lọc nước cồng kềnh và đắt tiền, giải pháp sử dụng lõi lọc từ gỗ của các nhà khoa học MIT hứa hẹn sẽ mở ra cơ hội tiếp cận nước sạch cho nhiều người dân ở các khu vực xa xôi, hẻo lánh trên thế giới.
Gắn chuyển đổi số với nền tảng công nghệ Việt 8/11/2020 3:36:28 PM Bộ TT-TT vừa tổ chức hội nghị tham vấn doanh nghiệp về Chiến lược phát triển Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược phát triển CPS). Trong dự thảo Chiến lược phát triển CPS, Bộ TT-TT xác định, việc phát triển CPS gắn kết chặt chẽ với chuyển đổi số và phát triển đô thị thông minh, bảo đảm an toàn, an ninh mạng, chủ quyền số quốc gia.
Hành trình đưa vải thiều Việt Nam vào thị trường Nhật Bản 6/23/2020 3:50:02 PM Ngày 15/12/2019, sau hơn 5 năm đàm phán giữa hai bên, Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản gửi thư cho Cục BVTV thông báo chính thức mở cửa cho quả vải thiều Việt Nam xuất khẩu trực tiếp sang Nhật Bản kèm theo quy định về kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với vải thiều Việt Nam.
Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả trong nuôi cấy mô 2/10/2020 3:51:07 PM Ngày nay khái niệm về “nông nghiệp bền vững” hay “nông nghiệp công nghệ cao” là vấn đề thời sự đang rất được quan tâm bởi các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Có rất nhiều định nghĩa về khái niệm này, song nhìn chung đều chỉ ra rằng nông nghiệp bền vững là “một hệ thống có liên quan và tác động tới quá trình sản xuất lương thực thực phẩm, nuôi trồng, làm cân bằng tính ổn định của môi trường, tính phù hợp xã hội, và tính khả thi về kinh tế giữa các nhân tố”. Việc xây dựng nền nông nghiệp bền vững là cấp thiết và là xu hướng tất yếu của tiến trình phát triển trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng.
Nghiên cứu tuyển chọn giống gốc ghép mới cho cây có múi tại các tỉnh phía Bắc 2/10/2020 3:50:29 PM Đối với cây ăn quả nói chung và cam quýt nói riêng, gốc ghép là một trong những cơ sở của việc nhân giống. Nó có ảnh hưởng rõ rệt đến tình hình sinh trưởng, năng suất phẩm chất quả, tính chống chịu với sâu bệnh và khả năng thích ứng với các điều kiện bất lợi của thiên nhiên. Trên thế giới, các nước trồng cam quýt đã đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực chọn tạo ra các giống gốc ghép. Các giống gốc ghép không chỉ thích hợp từng giống cam quýt mà còn có những đặc tính chuyên biệt khác như khả năng chịu hạn úng, chống chịu sâu bệnh. Vì vậy, hầu hết các vườn cây có múi ở một số nước sản xuất cây có múi lớn đều có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, năng suất và chất lượng quả cao.
Nghiên cứu tạo giống bạch đàn Urô (Eucalyptus Urophylla) sinh trưởng nhanh bằng công nghệ chuyển gen 2/10/2020 3:49:54 PM Bạch đàn là loài cây được trồng rừng với diện tích lớn và phổ biến nhất trên thế giới, ước tính khoảng 20 triệu ha (GIT Forestry, 2008). Gỗ Bạch đàn đang được coi là nguồn cung cấp nguyên liệu chính cho các nhà máy sản xuất giấy vì gỗ Bạch đàn có thành phần hóa học và cấu tạo sợi rất thích hợp cho sản xuất bột giấy. Ngoài ra, gỗ Bạch đàn còn được sử dụng để sản xuất ván dăm, ván sợi xuất khẩu, làm đồ mộc, cột chống, lá của một số loài được sử dụng để tách chiết tinh dầu, tanin và chế biến dược phẩm. Do đó, cây Bạch đàn được xếp vào danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính của Việt Nam (Thông tư số 44/2015/TT-BNNPTNT ngày 23/11/2015 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT).
Nghiên cứu tạo giống bạch đàn Urô (Eucalyptus Urophylla) sinh trưởng nhanh bằng công nghệ chuyển gen 1/17/2020 3:18:59 PM Bạch đàn là loài cây được trồng rừng với diện tích lớn và phổ biến nhất trên thế giới, ước tính khoảng 20 triệu ha (GIT Forestry, 2008). Gỗ Bạch đàn đang được coi là nguồn cung cấp nguyên liệu chính cho các nhà máy sản xuất giấy vì gỗ Bạch đàn có thành phần hóa học và cấu tạo sợi rất thích hợp cho sản xuất bột giấy. Ngoài ra, gỗ Bạch đàn còn được sử dụng để sản xuất ván dăm, ván sợi xuất khẩu, làm đồ mộc, cột chống, lá của một số loài được sử dụng để tách chiết tinh dầu, tanin và chế biến dược phẩm. Do đó, cây Bạch đàn được xếp vào danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính của Việt Nam (Thông tư số 44/2015/TT-BNNPTNT ngày 23/11/2015 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT).
Nghiên cứu tuyển chọn giống gốc ghép mới cho cây có múi tại các tỉnh phía Bắc 1/17/2020 3:18:20 PM Đối với cây ăn quả nói chung và cam quýt nói riêng, gốc ghép là một trong những cơ sở của việc nhân giống. Nó có ảnh hưởng rõ rệt đến tình hình sinh trưởng, năng suất phẩm chất quả, tính chống chịu với sâu bệnh và khả năng thích ứng với các điều kiện bất lợi của thiên nhiên. Trên thế giới, các nước trồng cam quýt đã đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực chọn tạo ra các giống gốc ghép. Các giống gốc ghép không chỉ thích hợp từng giống cam quýt mà còn có những đặc tính chuyên biệt khác như khả năng chịu hạn úng, chống chịu sâu bệnh. Vì vậy, hầu hết các vườn cây có múi ở một số nước sản xuất cây có múi lớn đều có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, năng suất và chất lượng quả cao.
Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả trong nuôi cấy mô 1/17/2020 3:17:52 PM Ngày nay khái niệm về “nông nghiệp bền vững” hay “nông nghiệp công nghệ cao” là vấn đề thời sự đang rất được quan tâm bởi các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Có rất nhiều định nghĩa về khái niệm này, song nhìn chung đều chỉ ra rằng nông nghiệp bền vững là “một hệ thống có liên quan và tác động tới quá trình sản xuất lương thực thực phẩm, nuôi trồng, làm cân bằng tính ổn định của môi trường, tính phù hợp xã hội, và tính khả thi về kinh tế giữa các nhân tố”. Việc xây dựng nền nông nghiệp bền vững là cấp thiết và là xu hướng tất yếu của tiến trình phát triển trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng.
Nghiên cứu chọn tạo giống chè mới năng suất cao, chất lượng tốt bằng phương pháp gây đột biến nhân tạo kết hợp lai hữu tính 1/8/2020 12:19:34 PM Trong những năm gần đây, cây chè ngày càng được khẳng định vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Cây chè đã trở thành cây trồng chủ lực của các tỉnh trung du miền núi.
Nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện quy trình nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô cho các giống Bạch đàn lai UP35, UP54, UP72, UP95, UP99. 1/8/2020 12:18:58 PM Dự án đã nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện quy trình nhân giống bằng nuôi cấy mô cho các giống Bạch đàn lai UP35, UP54, UP72, UP95, UP99.
Nghiên cứu định lượng chức năng tích lũy và trao đổi carbon rừng ngập mặn ở Vườn quốc gia Xuân Thủy, Việt Nam 1/8/2020 12:04:11 PM Các thảm thực vật rừng ngập mặn khác nhau ở Vườn Quốc gia Xuân Thủy, Đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt Nam sẽ được điều tra bao gồm: rừng ngập mặn tái sinh tự nhiên, rừng ngập mặn trong các đầm nuôi thủy sản và rừng ngập mặn trồng. Đặc trưng về tính chất thực vật của từng loại RNM như đa dạng loài, chiều cao và đường kính cây, mật độ cây, vv. sẽ được xác định. Nghiên cứu sẽ lặp lại ba lần đối với từng kiểu rừng.
Nghiên cứu quy luật phân bố quặng hóa kim loại hiếm Liti trong đới Kontum, định hướng cho công tác điều tra, phát hiện quặng kim loại hiếm 1/8/2020 11:47:30 AM Liti là một kim loại hiếm rất có giá trị, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhu cầu sử dụng liti trên thế giới ngày càng cao cùng với xu thế phát triển của khoa học và bảo vệ môi trường. Trữ lượng liti trên thế giới không nhiều, tổng cộng khoảng 13 triệu tấn.
Nghiên cứu ứng dụng phương pháp địa tầng phân tập cho các trầm tích Cambri trung - Ordovic hạ ở Đông Bắc Việt Nam 1/8/2020 11:46:51 AM Ở Việt Nam, từ những năm 1980 các nhà địa chất đã bắt đầu tiếp cận với hướng nghiên cứu địa tầng phân tập. Các đề tài, hội thảo về nghiên cứu địa tầng địa chấn, tướng đá cổ địa lý, chu kỳ trầm tích và tiến hóa trầm tích trong mối quan hệ với sự thay đổi mực nước biển (MNB) và chuyển động kiến tạo của trầm tích Kainozoi do các tác giả Việt Nam và thế giới tiến hành đã góp phần làm sáng tỏ bản chất của địa tầng phân tập. Tuy vậy, cho đến nay các ứng dụng phương pháp Địa tầng phâp tập được nghiên cứu đối với các trầm tích trước Kainozoi còn rất hạn chế, đặc biệt là các trầm tích Cambri trung - Ordovic hạ thì chưa có một công trình nghiên cứu nào được thực hiện.
Khai thác và phát triển nguồn gen các loài nưa (Amorphphallus spp.) giầu glucomannan 12/6/2019 4:05:42 PM Trong ít năm gần đây, cây Nưa (Amorphophallus spp.) được đánh giá là cây tiềm năng cho ngành nông nghiệp ở Việt Nam. Đã có một vài nghiên cứu về thành phần loài cũng như một số loài Nưa ở Việt Nam cho glucomannan.
Trang 1/6 trangTrang đầu   Trước   [1]  2  3  4  5  Tiếp   Trang cuối   













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120212903 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn