Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Nhà mạng và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 10:02 AM,11/7/2017

Trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hạ tầng viễn thông băng rộng được coi là “hạ tầng của hạ tầng” để thúc đẩy các ngành sản xuất khác phát triển. Nắm được vị trí và vai trò này, các nhà mạng lớn đã đẩy mạnh đầu tư cho mạng lưới để không chỉ làm chủ trong cuộc cạnh tranh, qua đó còn khẳng định vị trí dẫn dắt trên thị trường.

Đầu tháng 10 vừa qua, nhân kỷ niệm 13 năm kinh doanh di động, Viettel đã công bố sẵn sàng cho cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0). Sự sẵn sàng này là cả một quá trình chuẩn bị từ đầu tư hạ tầng mạng lưới cho đến “hệ sinh thái” trên hạ tầng này để cung cấp cho xã hội. Đến nay, Viettel sở hữu hơn 340.000km cáp quang, gần 36.000 vị trí trạm thu phát sóng (BTS) 4G, phủ tới 95% dân số cùng 5 trung tâm dữ liệu điện toán đám mây có quy mô lớn trên toàn quốc theo tiêu chuẩn quốc tế Uptime Tier III (chứng nhận về vận hành an toàn, liên tục). Viettel cũng đã nghiên cứu, làm chủ phần lớn hệ thống mạng lõi, từ tổng đài thoại, tổng đài tin nhắn, tính cước cho đến thiết bị truyền dẫn và cả nền tảng mạng 4G.

Ông Tào Đức Thắng, Phó Tổng Giám đốc Viettel cho biết, ban lãnh đạo Tập đoàn đã xác định để chuẩn bị cho cuộc CMCN 4.0 phải xây dựng mạng lưới thông minh và hiện đại, với 4 yếu tố: Hạ tầng kết nối, sensor (thiết bị cảm biến), phần mềm (processing) và cơ sở dữ liệu (data warehouse). Trong đó, yếu tố quan trọng nhất chính là hạ tầng và sở dĩ Viettel có thể lắp đặt hệ thống 36.000 trạm BTS 4G chỉ trong 6 tháng như thời gian qua là do nhà mạng này đã kế thừa việc lắp đặt dựa trên hệ thống các trạm BTS 2G, 3G đã có trước đây để chỉ phải lắp thêm thiết bị 4G lên đó. Việc quang hóa đồng bộ cũng bắt nguồn từ tầm nhìn của Viettel khi áp dụng quan điểm lắp đặt mạng cáp quang từ những ngày đầu, vì về dài hạn cáp quang là gốc, là hạ tầng của hạ tầng.

Hiện Tập đoàn VNPT cũng đã có gần 60.000 trạm BTS, trong đó phần lớn là BTS 3G và 4G. Theo kế hoạch, riêng trong năm 2017, VNPT sẽ lắp khoảng 21.000 BTS 4G mới để cung cấp dịch vụ tới tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước. Mạng băng rộng cố định của VNPT đã phủ sóng 100% xã trên cả nước, phần lớn trong số đó đã được quang hóa (khoảng 97% số xã).

VNPT cũng đã có hệ thống 8 trung tâm dữ liệu dung lượng lớn đặt tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, trong đó 2 trung tâm đã đạt chứng nhận Uptime Tier III và chứng nhận an toàn thông tin ISO/IEC 27001:2013. VNPT cũng đã khởi động dự án đầu tư thêm hai trung tâm dữ liệu mới tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Như vậy, có thể thấy cả hai nhà cung cấp dịch vụ lớn là VNPT, Viettel đều có sự chuẩn bị khá kỹ, đầu tư mạnh cho mạng lưới và dường như không có sự chênh lệch quá khác biệt. Song, đây lại được coi là mấu chốt để hai nhà mạng này cùng cạnh tranh quyết liệt để giành, giữ thị phần.

Cụ thể, VNPT đã lần lượt ký thỏa thuận hợp tác chiến lược về viễn thông, công nghệ thông tin với gần 50 tỉnh, thành phố, bộ, ngành. VNPT cũng liên tiếp ký thỏa thuận phối hợp xây dựng thành phố thông minh với một số địa phương. Trong số này, VNPT và UBND tỉnh Kiên Giang đã chính thức xây dựng thành phố thông minh cho huyện đảo Phú Quốc.

Ngoài ra, VNPT đã xây dựng nhiều giải pháp trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế, giao thông, nông nghiệp, du lịch. Trong đó, phải kể đến hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện - VNPT HIS được triển khai ở 7.000 cơ sở y tế trên cả nước; hệ thống phần mềm quản lý trường học - VnEdu được triển khai ở 12.000 trường học, cơ sở giáo dục trên cả nước.

Với Tập đoàn Viettel, đã thực hiện nhiều dự án phần mềm cho chính phủ điện tử, như dự án cơ sở dữ liệu dân cư dựa trên thông tin chứng minh thư, thẻ căn cước, xây dựng hộ tịch điện tử. Trong lĩnh vực y tế, Viettel tham gia xây dựng hồ sơ sức khỏe người dân, cổng tiêm chủng quốc gia. Ở lĩnh vực giáo dục, nổi bật là chương trình internet trường học với 40.000 điểm trường và cơ sở giáo dục được cung cấp hạ tầng internet miễn phí... Tương tự như VNPT, Viettel cũng đẩy mạnh tham gia hợp tác và xây dựng thành phố thông minh với một số tỉnh, thành phố…

Nguồn: Báo Hà Nội mới

Send Print  Back
The news brought
Sắp có smartphone màn hình graphene "không thể vỡ" 11/7/2017
Xuất khẩu trực tuyến trong kỷ nguyên số 11/7/2017
Sử dụng và quản lý dữ liệu hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tăng hiệu suất kinh doanh 11/7/2017
Ứng dụng CNTT trong nông nghiệp: Tiềm năng lớn cho doanh nghiệp Việt 11/7/2017
Đà Nẵng thí điểm ứng dụng Chatbot vào du lịch thông minh 11/6/2017
Triển vọng giáo dục trực tuyến 11/6/2017
SpaceX phóng thành công tên lửa mang vệ tinh thương mại của Hàn Quốc 11/3/2017
Thực tế ảo - Tương lai của công nghệ hiện đại 11/2/2017
Việt Nam và Lào thúc đẩy hợp tác công nghệ thông tin và truyền thông 11/2/2017
Ứng dụng CNTT tại Bộ Công Thương đạt được nhiều kết quả 11/2/2017
VNPT đã sẵn sàng hạ tầng thông tin liên lạc phục vụ Tuần lễ cấp cao APEC 2017 11/1/2017
Hệ thống quản lý văn bản điện tử của Viettel lần đầu xuất ngoại với trị giá 60.000 USD 10/31/2017
Dùng tia laser dịch chuyển đồ vật trong không khí 10/30/2017
Robot đầu tiên trên thế giới được cấp quyền công dân 10/30/2017
Chuyên gia Việt Nam nhận định về mã độc tống tiền đang lan rộng 10/27/2017













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119048304 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn