Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Công nghệ men vi sinh giữ CO2 cho đất 2:03 PM,8/17/2019

Trên hàng ngàn mẫu đất trồng cam ở Florida, nông dân đang bổ sung nấm và vi khuẩn có lợi vào đất để giúp am phát triển to hơn và ngọt hơn, cũng như giúp đất trồng giữ lại nhiều CO2 hơn. Chúng ta có thể gọi đó là “men vi sinh” cho đất.

Đất nông nghiệp là một trong những bể chứa carbon lớn nhất thế giới, theo lời Paul Zorner, Giám đốc điều hành của Locus Agricultural Solutions, công ty khởi nghiệp đứng đằng sau công nghệ sản xuất men vi sinh cho đất trồng. “Nếu được sử dụng đúng cách, bạn sẽ giảm được rất nhiều lượng khí CO2 thải ra ngoài môi trường”.
Khí CO2 nói riêng hay chất thải nói chung có thể gây ra những hiệu ứng không tốt đối với môi trường. Lấy ví dụ, môi trường biển giờ đây đã trở nên nóng hơn, đe doạ đến môi trường sống của nhiều loài sinh vật. Nhưng với đất trồng, đó là một câu chuyện khác. Theo Zorner, đất trồng sẽ trở nên “màu mỡ” hơn khi có nhiều CO2, do đó cây trồng và người nông dân sẽ được hưởng lợi nhờ vào phát hiện này.
Khi thực vật hấp thụ CO2 trong quá trình quang hợp để tạo ra đường cho sự tăng trưởng, chúng cũng giải phóng đường qua rễ, qua đó thu hút vi khuẩn. Đất khỏe mạnh chứa đầy những vi khuẩn này, vốn sẽ giữ lại CO2 trong đất. Tuy vậy, hoạt động canh tác thông thường bao gồm cả việc sử dụng quá nhiều phân bón hóa học đã phá hủy sự cân bằng vi sinh vật. Đó là lý do men vi sinh ra đời để giúp tái cân bằng.
Locus đang cung cấp men vi sinh kết hợp giữa Trichoderma harzianum, một loại nấm có lợi và Bacillus amyloliquefaciens, một loại vi khuẩn có lợi. Công ty cũng sử dụng một hệ thống sản xuất độc đáo mang lại nguồn vi khuẩn với mật độ cao. Bằng cơ sở vật chất chỉ to bằng một phòng hội nghị thông thường, công ty có thể sản xuất đủ cho 30.000 mẫu trang trại mỗi tháng.
Công ty có kế hoạch xây dựng các tổ hợp này tại địa phương gần các trang trại trên toàn quốc. “Một trong những tính năng chính của hệ thống là khả năng tối ưu hóa cho từng điều kiện khác nhau: Loại đất, cây trồng, nhiệt độ,... Hệ thống có thể làm việc với người nông dân để hiểu rõ hơn cách giải quyết các vấn đề cụ thể của họ”, theo Zorner. Cuối cùng, nó cũng có thể được sản xuất tại các quốc gia đang phát triển.
Công ty đã bắt đầu làm việc tại các nông trại trồng cam tại Floria, nơi mà 32.000 mẫu đất trồng đang chịu tác động bởi sâu bệnh và bão. Sản phẩm của công ty có tên Rhizolizer đã làm tăng 14% sản lượng trên một khu đất thử nghiệm rộng 38 mẫu. Các thử nghiệm khác cho thấy rằng nó làm tăng lượng brix, một loại chất đo độ ngọt thường thấy trong các loại trái cây như cam và dâu tây. Đối với nông dân, lợi ích trước mắt có thể là doanh thu, nhưng vẫn còn đó những lợi ích lâu dài cho khí hậu.
Trong một thử nghiệm năm 2018 cũng tại Florida, người ta đo được một lượng CO2 lên đến 4,38 mét khối được giữ lại trên mỗi mẫu đất.
“Tôi nghĩ rằng mọi người đang thực sự xem đất trồng như là một giải pháp đối với biến đổi khí hậu. Chúng ta cần trao quyền cho người nông dân để làm điều này” - Zorner nói.
Nguồn: Khám phá


Send Print  Back
The news brought
Nông nghiệp thời AI 8/17/2019
Lạng Sơn: Nghiên cứu nhân giống, trồng thâm canh và chế biến Măng Bát Độ tại huyện Hữu Lũng 7/23/2019
2/ Nghệ An: Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây sâm Puxailaileng và Hà thủ ô đỏ 7/23/2019
Hà Giang: Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân giống và phát triển cây sâm cau 7/23/2019
Nghệ An: Thử nghiệm, ứng dụng 1 số loại thuốc có nguồn gốc sinh học vào phòng trừ 1 số đối tượng sâu bệnh hại trên cây cam 6/12/2019
Thái Bình: Một số mô hình ứng dụng KH&CN vào sản xuất 6/7/2019
Cà Mau: Khảo sát và đánh giá nguồn tài nguyên cây thuốc Nam và kiến thức sử dụng cây thuốc Nam của người dân 6/7/2019
Vĩnh Phúc: Triển khai sản xuất giá thể mạ khay phục vụ sản xuất vụ mùa 2019 6/7/2019
Đà Nẵng: Xây dựng mô hình trồng cây thuốc 6/7/2019
An Giang: Xây dựng mô hình trồng xà lách thủy canh đạt chứng nhận rau an toàn tại huyện Thoại Sơn 6/7/2019
Logistics xanh - Hướng phát triển bền vững trong quá trình hội nhập quốc tế 5/27/2019
Phát triển nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, bền vững vùng ĐBSCL 5/27/2019
Lạng Sơn: Ứng dụng Công nghệ thông tin quảng bá và tiêu thụ sản phẩm nông sản 5/27/2019
Cao Bằng: Ứng dụng công nghệ để phục tráng và phát triển sản xuất cam, quýt theo hướng sản xuất hàng hóa. 5/27/2019
Quảng Trị: Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây sâm Bố Chính tại vùng gò đồi huyện Cam Lộ 5/27/2019













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 118638535 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn