Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Phát thải gia tăng đang biến đổi băng vĩnh cửu Bắc Cực thành nguồn cacbon 11:24 AM,12/15/2019

Các vùng Bắc ực đã thu giữ và lưu trữ cacbon trong hàng chục nghìn năm, nhưng một nghiên cứu mới cho thấy lượng khí thải cacbon từ Bắc Cực vào mùa đông hiện có thể đẩy nhiều cacbon vào khí quyển hơn mức thực vật hấp thụ hàng năm.

Nghiên cứu được hỗ trợ bởi Chương trình Sinh thái trên cạn ABoVE (NASA) và được thực hiện phối hợp với Mạng lưới Nghiên cứu cacbon trong tầng băng vĩnh cửu và hơn 50 viện nghiên cứu. Nghiên cứu đưa ra cảnh báo: lượng CO2 mất đi vào mùa đông từ các vùng băng vĩnh cửu của thế giới có thể tăng 41% nếu phát thải khí thải nhà kính do con người gây ra tiếp tục duy trì tốc độ hiện nay.
TS Fereidoun Rezanezhad, đồng tác giả nghiên cứu tại Trường Đại học Waterloo cho rằng các vùng lạnh ở vĩ độ cao, bao gồm cả Bắc Cực, đang nóng lên nhanh gấp đôi so với phần còn lại của hành tinh, trong đó nóng nhất vào mùa đông.
Chúng tôi biết rằng nhiệt độ ấm hơn và băng vĩnh cửu tan đang làm tăng lượng khí thải CO2 vào mùa đông, nhưng chúng tôi chưa có tính toán rõ ràng về sự cân bằng cacbon vào mùa đông, TS Sue Natali, trưởng nhóm nghiên cứu nói.
Băng vĩnh cửu là vùng đất đóng băng giàu cacbon, bao phủ 24% diện tích đất ở Bắc bán cầu. Trên toàn cầu, từ Alaska đến Siberia, băng vĩnh cửu chứa nhiều cacbon hơn chưa từng có so với mức con người giải phóng. Bây giờ, băng vĩnh cửu làm cho cacbon được lưu giữ an toàn, nhưng khi nhiệt độ toàn cầu ấm lên, băng vĩnh cửu tan và giải phóng khí nhà kính vào khí quyển. Cacbon từ băng vĩnh cửu tan không được tính đến trong nhiều mô hình và báo cáo thông tin về chính sách khí hậu quốc tế.
Các nhà nghiên cứu đã tổng hợp các quan trắc trên mặt đất về phát thải CO2 để đánh giá lượng cacbon mất đi vào mùa đông trong hiện tại và tương lai từ các vùng băng vĩnh cửu phía bắc. Theo ước tính, tổn thất hiện nay là 1,7 triệu tấn cacbon từ vùng băng vĩnh cửu trong mùa đông (từ tháng 10 đến tháng 4). Tổn thất đó lớn hơn mức hấp thụ cacbon gia tăng trung bình theo mùa của khu vực này theo ước tính từ các mô hình xử lý (1 triệu tấn cacbon được hấp thụ mỗi năm). Mô hình dự đoán mở rộng sang điều kiện ấm hơn vào năm 2100 cho thấy lượng khí thải CO2 vào mùa đông có thể tăng 17% theo kịch bản giảm thiểu ở mức vừa phải (RCP 4,5) nhưng có thể tăng 41% theo kịch bản phát thải thông thường (RCP 8,5).
Khi xem xét khối lượng lớn đất đai trong các vùng băng vĩnh cửu của thế giới, rất khó đánh giá mức độ thay đổi của hệ sinh thái. Nghiên cứu từ dự án này có thể cung cấp thông tin cho chính phủ tham khảo khi đưa ra quyết định hành động về khí hậu để xem xét tác động của nóng lên vào mùa đông đến phát thải cacbon trong các kịch bản khí hậu khác nhau, TS Rezanezhad nói.
Nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Nature Climate Change.
Nguồn: NASATI


Send Print  Back
The news brought
Biến đổi chất độc nguy hại thành cảm biến sinh học 12/15/2019
Hệ thống làm mát mô phỏng hệ tuần hoàn có thể thay thế điều hòa 11/5/2019
Phương pháp cracking bằng hơi nước biến rác thải nhựa thành nhựa chất lượng cao 11/5/2019
Nghiên cứu chế tạo hệ chất tẩy rửa cặn hydrocacbon và ứng dụng chúng để làm sạch các đường ống dẫn, đảm bảo an toàn môi trường biển khi hủy bỏ giếng khai thác dầu khí 10/24/2019
Học sinh hiến kế các giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm không khí 10/9/2019
Hố gas nhựa ngăn rác và chống trào ngược 10/9/2019
Nghiên cứu và phân tích nguồn gốc ô nhiễm không khí thông qua rêu 10/9/2019
Túi nilon tự hủy làm từ bột sắn 10/2/2019
Phương pháp mới sản xuất xi măng xanh không gây phát thải 10/1/2019
Túi nilon tự hủy làm từ bột sắn 9/19/2019
Hoàn thiện công nghệ sản xuất liên tục đi-ê-zen sinh học gốc B100 từ nguồn nguyên liệu axit béo phế thải và dầu hạt jatropha curcas 9/18/2019
Giải pháp "trị" rác nhựa bằng cây xương rồng 8/18/2019
Phú Yên: Nghiên cứu xây dựng hệ thống quan trắc tầng đáy và cảnh báo sớm ô nhiễm môi trường phục vụ vùng nuôi trồng thủy sản Cù lao Mái Nhà 6/12/2019
Thiếu nước, khoa học chạy đua lọc nước biển thành nước ngọt 6/10/2019
Công nghệ plasma mới có thể tiêu diệt 99,9% vi trùng gây bệnh trong không khí 6/10/2019













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119035399 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn