Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Nghiên cứu quy luật phân bố quặng hóa kim loại hiếm Liti trong đới Kontum, định hướng cho công tác điều tra, phát hiện quặng kim loại hiếm 11:47 AM,1/8/2020

Liti là một kim loại hiếm rất có giá trị, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhu cầu sử dụng liti trên thế giới ngày càng cao cùng với xu thế phát triển của khoa học và bảo vệ môi trường. Trữ lượng liti trên thế giới không nhiều, tổng cộng khoảng 13 triệu tấn.

Đới khoáng hoá kim loại hiếm liti vùng La Vi thuộc rìa đông đới KonTum lần đầu tiên được phát hiện năm 2002 trong quá trình đo vẽ lập Bản đồ địa chất khoáng sản Nhóm tờ Ba Tơ tỷ lệ 1:50.000 và được đánh giá tiềm năng từ năm 2005-2009. Trong đó đặc biệt có giá trị là Li, Sn đạt giá trị công nghiệp, đi kèm còn có các khoáng sản quý hiếm khác như Ta-Nb, Be, Cs, Rb,... chưa được nghiên cứu.

Các thân quặng liti đã được phát hiện có ý nghĩa lớn về thực tiễn làm cơ sở cho việc thăm dò và khai thác khoáng sản liti, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, các kết quả này cùng với các phát hiện khoáng sản mới gần đây đã khẳng định trong đới Kon Tum có tiềm năng phát hiện các loại khoáng sản quý hiếm như liti, thiếc, vonfram, urani, vàng,... Tuy nhiên hiện tại chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách có hệ thống về mối liên quan của quặng hoá kim loại hiếm với các thành tạo địa chất, nguồn gốc, điều kiện thành tạo để định hướng cho công tác tìm kiếm đánh giá kim loại hiếm liti trong đới Kon Tum và các vùng khác có cấu trúc địa chất tương tự. Các vấn đề cấp thiết đặt ra cần nghiên cứu là:

- Làm rõ đặc điểm thành phần vật chất quặng hoá liti: thành phần khoáng vật các khoáng vật của liti chủ yếu trong vùng nghiên cứu là gì, THCSKV, cấu tạo, kiến trúc quặng; đặc điểm thành phần hoá học quặng liti và tổ hợp thành phần có ích đi kèm.

- Nghiên cứu các yếu tố khống chế quặng: magma, cấu trúc, biến chất, các hoạt động biến chất trao đổi (metasomatism).

- Xác lập hệ thống các tiền đề, dấu hiệu tìm kiếm dự báo quặng hoá liti trong vùng nghiên cứu.

Cơ quan chủ trì đề tài Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài ThS. Dương Ngọc Tình cùng thực hiện Đề tài “Nghiên cứu quy luật phân bố quặng hóa kim loại hiếm Liti trong đới Kon Tum, định hướng cho công tác điều tra, phát hiện quặng kim loại hiếm” xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nhằm giải quyết các vấn đề nêu trên.

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:

Đề tài đã tiến hành thực hiện đầy đủ các nội dung nghiên cứu theo thuyết minh được duyệt. Phương pháp nghiên cứu được tiến hành một cách khoa học, các số liệu phân tích được thực hiện tại các phòng phân tích trọng điểm trong và ngoài nước; các số liệu xử lí có độ tin cậy cao phản ảnh đúng bản chất đối tượng nghiên cứu.

Nội dung nghiên cứu tổng quan đã nghiên cứu tổng quan về kim loại hiếm liti trên thế giới và Việt Nam, những đặc trưng cơ bản về mô hình nguồn gốc quặng pegmatit chứa liti kim loại hiếm. Khái quát đặc điểm địa chất khoáng sản đới Kon Tum, đặc điểm kim loại hiếm liti vùng La Vi.

Nội dung nghiên cứu điều kiện thành tạo và xác lập kiểu nguồn gốc quặng hóa liti vùng La Vi đã làm điều kiện địa chất phân bố quặng, đặc điểm thành phần vật chất; xác định điều kiện hoá - lý thành tạo, thời gian thành tạo (tuổi); xác định mối liên quan quặng hoá liti với các thành tạo magma trong vùng, các hiện tượng biến chất trao đổi metasomatism; luận giải, xác lập kiểu nguồn gốc quặng hóa kim loại hiếm Liti vùng La Vi.

Nội dung nghiên cứu quy luật phân bố quặng hóa liti đã nghiên cứu quy luật phân bố hoá pegmatit liti kim loại hiếm trên thế giới có cùng kiểu mô hình nguồn gốc quặng hoá. Xác lập quy luật phân bố quặng kim loại hiếm liti vùng La Vi và các tiền đề và dấu hiệu tìm kiếm - dự báo quặng hóa liti đới Kon Tum.

Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài cùng với kết quả tổng hợp tài liệu về địa chất, khoáng sản, địa hoá, trọng sa và kết quả nghiên cứu nhận dạng các dị thường địa vật lý liên quan đến quặng hoá liti, lập bản đồ phân vùng triển vọng quặng hoá liti trong đới Kon Tum. Khoanh định được 1 diện tích rất triển vọng cấp A-1, 10 diện tích triển vọng cấp A-2 và các diện tích có tiềm năng cấp B.

Đã nghiên cứu, định hướng công tác điều tra phát hiện các mỏ khoáng tương tự trong đới Kon Tum về các nội dung cần nghiên cứu, phương pháp kỹ thuật, đề xuất các diện tích triển vọng cần tìm kiếm, phát hiện.

Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng đã được công bố trong hai bài báo chuyên ngành trong nước. Với các số liệu của đề tài, tập thể tác giả cũng đang tiếp tục tổng hợp viết các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước và quốc tế. Số liệu của đề tài là cơ sở khoa học tốt cho việc đào tạo sau đại học, hỗ trợ đào tạo 1 tiến sĩ.

Một số tồn tại: công tác phân chia diện tích triển vọng chủ yếu dựa trên cơ sở các yếu tố địa chất, cấu trúc, kiến tạo, khống chế quặng hoá và các dấu hiệu trọng sa, địa hoá, địa vật lý. Tuy nhiên do trước đây số liệu nghiên cứu về liti còn rất sơ sài, một số vùng chưa được điều tra 1:50.000 nên việc phân chia chủ yếu mang tính định tính chỉ có một số vùng là có thông tin quặng hoá cụ thể về hàm lượng liti.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 13803/2017) tại Cục Thông tin KH&CN QG.

Nguồn: NASATI

Send Print  Back
The news brought
Nghiên cứu ứng dụng phương pháp địa tầng phân tập cho các trầm tích Cambri trung - Ordovic hạ ở Đông Bắc Việt Nam 1/8/2020
Khai thác và phát triển nguồn gen các loài nưa (Amorphphallus spp.) giầu glucomannan 12/6/2019
Nhân giống thành công dược liệu Thông đất quý hiếm 10/24/2019
Nghiên cứu phát triển cây Hoàng liên ô rô, dưới tán rừng ở Tây Nguyên, Tây Bắc và Đông Bắc 10/24/2019
Nghiên cứu mới về nhân sâm Panax L. ở Việt Nam 10/9/2019
Khai thác và Phát triển nguồn gen Quế thanh hóa (Cinnamomum cassia) có năng suất và chất lượng tinh dầu cao 9/18/2019
Nghiên cứu quy trình ổn định chiết xuất phân đoạn giàu hợp chất Flavonoid và xanthon từ lá cây xa kê và vỏ quả măng cụt 9/18/2019
Phú Yên: Đổi mới công nghệ theo chuỗi để phát triển rừng trồng 9/4/2019
Sóc Trăng: Thành lập khu bảo tồn loài - sinh cảnh rừng tràm Mỹ Phước 2/20/2019
Cao Bằng: Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen cây Dẻ Trùng Khánh 12/25/2018
Gỗ nhân tạo có thể chống nước và lửa 11/8/2018
Xây dựng mô hình nâng cao thu nhập của người dân thông qua liên kết ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè tại 3 xã xây dựng nông thôn mới Sơn Hùng (Thanh Sơn, Phú Thọ); Phú Thịnh (Đại Từ, Thái Nguyên); Tân Lập 7/2/2018
Khai thác và phát triển nguồn gen cây ba kích làm nguyên liệu sản xuất thuốc 6/21/2018
Giải mã hệ gen lục lạp của sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) 6/19/2018
Nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài thực vật bậc cao có mạch tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, tỉnh Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp bảo tồn 6/19/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119980990 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn