Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Phát hiện sinh vật Trái Đất đầu tiên không hít thở 9:40 AM,2/26/2020
Đây là loài sinh vật đầu tiên trên Trái Đất không có bộ gen ti thể cũng như không hề hít thở.  
Trang LiveScience cho hay khi kí sinh trùng Henneguya Salminicola len lỏi bào tử vào thớ thịt của một con cá, nó không cần phải nín thở. Bởi lẽ, H. Salminicola là loài sinh vật duy nhất từng được biết đến trên hành tinh của chúng ta không hề hít thở. Trên thực tế, tất cả các động vật đa bào khác trên Trái Đất mà các nhà khoa học di truyền từng giải mã đều có một số gen hô hấp. Thế nhưng, theo một nghiên cứu vừa công bố hôm 24/2 trên tạp chí Kỷ yếu Viện hàn lâm Khoa học Quốc gia, bộ gen của H. salminicola rất khác biệt.Kết quả phân tích gen và kính hiển vi của loại kí sinh trùng này tiết lộ rằng khác với mọi động vật từng được biết đến, H. Salminicola không có bộ gen ti thể - phần nhỏ nhưng rất quan trọng của ADN được lưu trữ trong ti thể của động vật, trong đó có các gen phụ trách hô hấp.Mặc dù sự đây là là một thuộc tính sinh học nhưng nó đã tác động đến hình dạng của kí sinh trùng kỳ quặc này. Giống các “anh em” thuộc lớp myxozoa - một nhóm kí sinh trùng biết bơi đơn giản và siêu nhỏ có họ hàng xa với loài sứa, H. salminicola có thể đã từng trông rất giống sứa song dần dần tiến hóa trở thành không có đặc điểm đa bào.Đồng tác giả chương tình nghiên cứu Dorothee Huchon, nhà sinh học tiến hóa tại Đại học Tel Aviv (Israel) cho biết: “Chúng không có mô, không có tế bào thần kinh hay cơ bắp. Và giờ đây chúng tôi phát hiện chúng mất cả khả năng hít thở”. Theo bà Huchon, sự giảm kích thước di truyền có thể tạo ra lợi thế cho các kí sinh trùng như H. salminicola, phát triển mạnh bằng cách sinh sản càng nhanh và càng thường xuyên càng tốt. Lớp kí sinh trùng myxozoa có bộ gen nhỏ nhất trong thế giới động vật, khiến hoạt động của chúng đặc biệt mạnh mẽ. Trong khi H. Salminicola khá lành tính, các sinh vật khác trong lớp myxozoa đã lây nhiễm cho mọi loài cá nuôi, biến chúng trở thành mối đe dọa với các loài cá và ngư dân. 
Lúc nhảy bật ra khỏi thịt của một con cá, H. Salminicola giống như một loạt đốm đơn bào tròn, đơn giản và có màu trắng. Khi quan sát dưới kính hiển vi, các bào tử của kí sinh trùng này trông như thể các tế bào tinh trùng màu ngả xanh với hai đuôi và một đôi mắt hình bầu dục giống người ngoài hành tinh.Bà Huchon cho biết “đôi mắt” trên thực tế là các tế bào châm đốt không hề chứa nọc độc nhưng lại giúp H. Salminicola chui vào vật chủ khi cần thiết. Các tế bào châm đốt này là một trong số những đặc tính duy nhất mà H. Salminicola còn giữ lại sau quá trình giảm kích thước trong tiến hóa. "Động vật luôn là sinh vật đa bào với rất nhiều gen tiến hóa ngày càng phức tạp hơn. Ở đây, chúng tôi thấy một sinh vật đi ngược lại hoàn toàn. Chúng đã tiến hóa gần như đơn bào”, nhà nghiên cứu Dorothee Huchon nhận xét. Vậy làm thế nào H. Salminicola có được năng lượng nếu nó không thở? Các nhà nghiên cứu không hoàn toàn chắc chắn về câu trả lời. Theo bà Huchon, các ký sinh trùng tương tự khác có protein có thể nhập phân tử năng lượng ATP trực tiếp từ vật chủ bị nhiễm bệnh. H. Salminicola có thể đã làm điều gì đó tương tự. Để kết luận, cần phải nghiên cứu sâu hơn về bộ gen của sinh vật kỳ quặc này.
Nguồn: baotintuc.vn

Send Print  Back
The news brought
Phát hiện mẫu hóa thạch thực vật lâu đời nhất thế giới 2/26/2020
Không khí Hà Nội ô nhiễm nhất thế giới, cảnh báo khẩn cấp về sức khỏe 2/25/2020
Kiểm soát biến đổi khí hậu: Tiết lộ thêm sự thật về nguy cơ xảy ra thảm họa 2/24/2020
Trái Đất sẽ mất 1/3 các loài động vật và thực vật trong 50 năm nữa? 2/24/2020
Sụt lún trên 100 m đê biển Tây ở Cà Mau 2/20/2020
Người Hà Nội vẫn đốt 23.000 bếp than tổ ong mỗi ngày 2/20/2020
Xử lý dầu tràn bằng kỹ thuật hấp phụ thông qua vật liệu composite bọt xốp lai ghép 2/19/2020
Thiên hà cách ta 500 triệu năm ánh sáng phát ra đợt sóng vô tuyến với chu kỳ 16 ngày "đều như vắt chanh" 2/19/2020
Những nghiên cứu mới cảnh báo về mực nước biển trên toàn cầu 2/17/2020
Đa dạng sinh học ở Việt Nam và những thành tựu mới 2/14/2020
Tận dụng CO2 để tái chế pin 2/14/2020
Nhiều nhà máy thủy điện miền trung thiếu nước trầm trọng 2/13/2020
Nhiệt độ Châu Nam Cực ở mức cao kỷ lục, băng tan ở khắp nơi 2/13/2020
Công nghệ sản xuất isomaltulose từ đường mía 2/12/2020
Chế phẩm vi sinh kiểm soát Vibrio parahaemolyticus gây bệnh AHPND trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng 2/12/2020













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119022822 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn