Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Các bác sĩ dùng chất phóng xạ để phát hiện tế bào ung thư như thế nào? 9:34 AM,2/27/2020
Bằng cách bơm một lượng chất phóng xạ rất nhỏ vào cơ thể, các bác sĩ có thể chẩn đoán sự hiện diện của tế bào ung thư, thông qua một kỹ thuật chụp cắt lớp Positron!Tổng quan về chụp cắt lớp PositronChụp cắt lớp Positron (PET: Positron Emission Tomography) là phương pháp dùng chất phóng xạ liều nhỏ để ghi hình các vùng có tốc độ chuyển hóa cao, cung cấp thông tin về chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Một trong những ứng dụng nổi bật nhất của PET chính là phát hiện ung thư.Thông thường, trong các bệnh viện có năng lực thực hiện PET sẽ được trang bị kèm loại máy gia tốc hạt có tên gọi là Cyclotron. Cyclotron có khả năng tạo ra đồng vị phóng xạ (thường là Flo-18) cần cho việc đánh dấu trong kỹ thuật PET. Một điểm đặc biệt là đồng vị phóng xạ được tạo ra sẽ biến mất chỉ trong vào vài tiếng, do sự phân rã phóng xạ. Do đó, quá trình sản xuất đồng vị phóng xạ bắt buộc phải thực hiện trong một khoảng thời gian giới hạn, trước khi tiến hành Chụp cắt lớp Positron.Đồng vị phóng xạ được tạo ra từ Cyclotron được dùng để làm gì?Flo-18 sau khi tạo ra sẽ được liên kết với các loại phân tử khác nhau, bằng một loạt các phản ứng hóa học, để tạo ra các sản phẩm phóng xạ riêng biệt, phụ thuộc vào những gì mà bác sĩ muốn quan sát thông qua PET.Đối với bệnh ung thư, FDG (một dạng phóng xạ của đường Glucose) là một chất đánh dấu khá phổ biến, bởi căn bệnh này có thể phát hiện thông qua tốc độ tiêu hóa Glucose của tế bào.Chất phóng xạ sẽ hoạt động thế nào khi được bơm vào cơ thể bệnh nhân?Khi một liều nhỏ chất phóng xạ, trong trường hợp này là FDG, được bơm vào cơ thể bệnh nhân, nó sẽ được hệ tuần hoàn đưa đi khắp cơ thể, trong quá trình di chuyển FDG sẽ bị các mục tiêu (có thể là protein ở não hoặc tế bào ung thư) hấp thụ một lượng lớn, chỉ sau vài phút, phần không bị hấp thụ đương nhiên sẽ bị đẩy ra khỏi hệ tuần hoàn. Với khả năng phát hiện FDG, máy PET cho phép nhìn thấy những điểm tập trung chất đánh dấu phóng xạ trong cơ thể, thông qua bức xạ phát ra trong quá trình FDG phân ra, đồng nghĩa với việc phát hiện được thứ đã hấp thụ nó.Sự kết hợp giữa đầu dò phóng xạ và phần mềm xử lý giữ liệu, cho phép máy PET xây dựng bản đồ 3D về sự phân bố của chất đánh dấu trong cơ thể, làm căn cứ để các bác sĩ chuẩn đoán bệnh ung thư.Với cơ chế hoạt động này, máy PET còn có thể phát hiện ra sự di căn của ung thư; chẩn đóan bệnh Alzheimer. Thậm chí, tiềm năng ứng dụng của máy PET còn có thể vươn xa hơn rất nhiều, bởi các chất đánh dấu mới để phục vụ cho nhiều mục đích khác vẫn không ngừng được nghiên cứu.Tác dụng phụ của việc sử dụng máy PET để chẩn đoán ung thưViệc sử dụng chất phóng xạ để bơm vào cơ thể trong kỹ thuật chẩn đoán này đương nhiên cũng sẽ có một vài tác động nhất định đến sức khỏe nhưng vẫn ở mức chấp nhận được, bởi hàm lượng phóng xạ ở đây là rất nhỏ. Để dễ hình dung, mỗi lần chụp PET tương đương với lượng phóng xạ mà bạn tiếp xúc trong 2-3 năm, với các nguồn phóng xạ luôn có sẵn trong tự nhiên, điển hình như khí Radon, hoặc tương đương với lượng bức xạ vũ trụ mà một phi công bị phơi nhiễm sau khi thực hiện 20-30 chuyến bay xuyên Đại Tây Dương.
Nguồn: dantri.com.vn

Send Print  Back
The news brought
Chuyển đổi tế bào gốc của con người có thể điều trị được bệnh tiểu đường 2/27/2020
Sáng kiến dùng chỉ da người khâu vết thương cho bệnh nhân 2/27/2020
Kết quả nghiên cứu mới về cấu trúc não bộ của người phạm tội nhiều lần 2/27/2020
Dụng cụ mới hỗ trợ chẩn đoán nhanh vi khuẩn gây nhiễm trùng 2/27/2020
WHO: Thế giới phải chuẩn bị cho 'nguy cơ đại dịch' 2/25/2020
Ca ghép tay đầu tiên trên thế giới được bác sĩ Việt thực hiện thế nào? 2/25/2020
WHO công bố tên chính thức của virus gây bệnh Covid -19 2/25/2020
Cách dự phòng nhiễm virus corona mạnh hơn Fucoidan của người Nhật 2/25/2020
Ấn Độ đưa vắc xin Covid-19 vào thử nghiệm trên động vật 2/21/2020
Việt Nam bắt đầu thử nghiệm thuốc điều trị bệnh do nCoV 2/21/2020
Chuyên gia Mỹ: Virus viêm phổi Vũ Hán được cấy nguyên tố kỳ dị, chúng ta đang bị tấn công sinh hóa? 2/21/2020
Nga công bố: Covid-19 được lai tạo để thao túng bộ gen, nhắm vào một số chủng tộc và sắc tộc cụ thể 2/21/2020
Đột phá nghiên cứu corona: lập bản đồ cấu trúc phân tử 3D virus 2/20/2020
Chính phủ Nga công bố: Virus viêm phổi Vũ Hán là “nhân tạo" 2/20/2020
Việt Nam đã có phác đồ điều trị hiệu quả đối với Covid-19 2/20/2020













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119028122 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn