Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Học sinh lớp 9 chế tạo máy cày làm cỏ, bón phân 5:30 PM,6/17/2020

Phạm Thị Hoài Phương và Lê Tuấn Kiệt, học sinh lớp 9A1, Trường THCS Mỹ Hiệp (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) đã chế tạo thành công máy cày làm cỏ, bón phân với cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng, thân thiện với môi trường, năng suất gấp 5 lần lao động thủ công.

Phải mất hơn 1 năm ấp ủ ý tưởng rồi triển khai thực nghiệm, nhiều lần thay đổi thiết kế, máy cày điện làm cỏ, bón phân trên nền đất tơi xốp được nhóm em Hoài Phương, Tuấn Kiệt hoàn thành với sự trợ giúp của thầy giáo Lê Tuấn Phụng, giáo viên Vật lý, Trường THCS Mỹ Hiệp.

Chia sẻ về sáng chế này, Phạm Thị Hoài Phương cho biết, xuất phát từ con nhà nông, nên công việc cày xới đất, vun gốc cho cây trồng hoa màu ngô, đậu được cha mẹ hướng dẫn từ nhỏ. Do đặc thù của việc cày xới đất, vun gốc cho cây trồng không thể sử dụng trâu bò, cũng không thể đưa máy móc để cày, bởi làm như vậy thì cây bị gãy, hư hỏng cây.

Nông dân thường phải dùng cuốc để vun xới thủ công, dùng sức người để đẩy cày mất rất nhiều thời gian và công sức, do đó em đã nảy sinh ý tưởng chế tạo chiếc máy cày nhỏ chạy bằng điện để len lỏi vào các luống cây trồng để cày, giúp nông dân giảm bớt vất vả, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập.

“Em đem ý tưởng này trình bày với thầy giáo Lê Tuấn Phụng và được thầy ủng hộ, giúp đỡ phát triển thành sản phẩm dự thi Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm 2019-2020”- Hoài Phương chia sẻ.  

Trực tiếp hướng dẫn Hoài Phương thực hiện đề tài, thầy giáo Lê Tuấn Phụng cho biết, máy cày động cơ điện có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp, kích thước gọn dễ sử dụng, dễ di chuyển vào các luống cây nhỏ hẹp. Máy được lắp ráp gồm khung sườn có gắn hai bánh xe, bình ắc quy điện và hai lưỡi cày...

Nguyên lý hoạt động của máy chủ yếu ở bộ phận kéo (sử dụng động cơ xe đạp điện) lắp trên một khung sắt và bộ lưỡi cày xới. Khi hoạt động, sức kéo của động cơ loại 48V-500W sẽ kéo lưỡi cày có độ nông sâu tùy thuộc vào sự điều chỉnh của người sử dụng, có thể làm cỏ, bón phân, năng suất đạt gấp 5 lần so với một người làm thủ công. 

Theo thầy giáo Lê Tuấn Phụng, trong quá trình chế tạo máy, khó nhất là việc thiết kế lắp đặt vị trí bộ phận nguồn điện cung cấp cho động cơ. Bộ nguồn điện 48V với 4 bình ắc quy mắc nối tiếp có trọng lượng hơn 16kg phải đặt ở vị trí phù hợp trên khung xe để dễ điều khiển, độ sâu của lưỡi cày ăn vào đất vừa phải, đảm bảo khi hoạt động xe không bị nghiêng, lật.

Sau nhiều lần thử nghiệm vị trí đặt nguồn điện, cuối cùng với sáng kiến của Lê Tuấn Kiệt đặt nguồn điện ở trọng tâm khung xe theo phương thẳng đứng, cùng với sự hỗ trợ tích cực của thầy giáo Lê Tuấn Phụng, chiếc máy cày đất làm cỏ, bón phân đã hoạt động ổn định, mang lại hiệu quả cao.

Thầy Nguyễn Quý Khanh, Hiệu trưởng Trường THCS Mỹ Hiệp đánh giá, máy cày làm cỏ, bón phân có cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ, dễ lái, an toàn khi sử dụng. Máy cày cũng dễ dàng di chuyển trên đường nên đưa máy ra vào đồng ruộng cũng rất dễ dàng. Bên cạnh đó, tác giả đã biết tận dụng động cơ và bộ bình ắc quy của xe đạp điện cũ nên giá thành sản xuất máy thấp, sử dụng năng lượng sạch, không gây tiếng ồn lại cho năng suất cao gấp 5-6 lần làm thủ công bằng tay.

“Nhà trường đang tạo điều kiện tốt nhất để nhóm em Phạm Thị Hoài Phương tiếp tục cải tiến kỹ thuật, hoàn thiện chiếc máy để có thể sản xuất đại trà, ứng dụng thực tế rộng rãi đến với nông dân, giúp họ nâng cao năng suất lao động”, thầy Khanh nói.

Ông Ngô Vĩnh Thái, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phù Mỹ cho biết, ngành giáo dục huyện luôn ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất để nhà trường và thầy cô hỗ trợ, giúp đỡ học sinh nghiên cứu khoa học, áp dụng lý thuyết vào thực tiễn để có được những sản phẩm ứng dụng, giúp ích cho địa phương. Sản phẩm máy cày động cơ điện để làm cỏ, bón phân trên nền đất tơi xốp đã được Hội đồng giám khảo của huyện Phù Mỹ chấm giải nhất và được chọn để dự thi Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm 2019-2020 tỉnh Bình Định.

Phạm Thị Hoài Phương và Lê Tuấn Kiệt cho biết, các em sẽ tiếp tục nghiên cứu để cải tiến máy cày động cơ điện làm cỏ, bón phân trên nền đất tơi xốp với công suất máy kéo lớn hơn, bằng việc lắp đặt động cơ xe máy điện và các lưỡi cày có công năng khác nhau, giúp người dân giải phóng sức lao động, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nữa.

Nguồn: Theo TTXVN, ngày 13/6/2020.

Send Print  Back
The news brought
Sáng chế robot diệt khuẩn bằng tia UV 5/29/2020
Phát triển hệ nano để thuốc hấp thụ nhanh hơn 5/11/2020
Tự làm xe đua F1 trong 2 tuần cách ly xã hội ở Hà Nội 5/6/2020
Máy sát khuẩn tự động có giọng nói 5/5/2020
Ca sĩ Hàn được cấp bằng sáng chế khẩu trang 4/21/2020
Bệnh viện dã chiến Củ Chi dùng robot khử khuẩn khu cách ly 4/8/2020
Người Việt phát minh máy thở được 16 nước săn đón để chống Covid-19 4/1/2020
Thầy trò chế tạo robot phục vụ người cách ly vì dịch COVID-19 3/24/2020
Đại học Bách khoa Đà Nẵng chế tạo robot phục vụ phòng, chống dịch 3/24/2020
Thanh niên sáng chế thiết bị rửa tay tự động 3/23/2020
Cựu Thứ trưởng Giáo dục chế tạo máy đo thân nhiệt từ xa 3/23/2020
Công cụ kiểm tra khả năng lây nhiễm Covid-19 qua quan hệ cá nhân 3/19/2020
Kỹ sư Việt chế tạo buồng khử khuẩn toàn thân 3/16/2020
Việt Nam thiết kế, chế tạo thành công máy bay không người lái 3/9/2020
Cận cảnh gói bánh chưng bằng máy tại Sài Gòn 3/6/2020













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120139202 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn