Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Công nghệ viễn thám giám sát châu chấu xâm nhập 4:39 PM,8/4/2020

Đại dịch châu chấu đang hoành hành ở nhiều tỉnh như Điện Biên, Thanh Hóa, Cao Bằng, Sơn La, Quảng Ninh… là châu chấu lưng vàng. Việt Nam sẽ dùng công nghệ viễn thám để giám sát khả năng xâm nhập của châu chấu sa mạc.

-         Tái diễn châu chấu phá hoại hoa màu

Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho biết từ ngày 20/7, trên địa bàn 4 bản: Bú Nhù Khó, Tá Miếu, Tả Gó Ky và A Pa Chải, xã Xín Thầu, huyện Mường Nhé (Điện Biên) phát hiện châu chấu bay từ hướng biên giới Trung Quốc sang phá hoại rừng tre, nứa, hoa màu tại địa phương. Quan sát cho thấy, tập tính châu chấu ăn theo đàn, mật độ khoảng 100 - 200 con/m2, di cư không ổn định. Hiện tại, Điện Biên có khoảng 40ha rừng tre nứa, 20ha hoa màu bị thiệt hại do châu chấu tấn công (trong đó 5ha hoa màu thiệt hại 70%). Đàn châu chấu từ Trung Quốc tràn sang và gây hại ở Mường Nhé là châu chấu tre lưng vàng. Loài châu chấu tre này vẫn xuất hiện hằng năm ở khu vực này và di cư qua lại giữa Việt Nam, Trung Quốc và Lào.

Theo Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ NN&PTNT, châu chấu tre lưng vàng xuất hiện từ năm 2016 - 2017, và hiện có ở một số vùng tại Thanh Hóa, Điện Biên, Cao Bằng, Sơn La, Quảng Ninh. Loại châu chấu này chủ yếu ở trong rừng, ăn tre, luồng và một số cây nông nghiệp đặc biệt là ngô. Sau khi gây hại ở các nương ngô, chúng thường quay về rừng. Châu chấu tre thường di cư từ Lào sang Việt Nam, nhưng năm nay, đàn châu chấu di cư từ Trung Quốc. Cục Bảo vệ Thực vật đã triển khai nghiên cứu ứng dụng một số chế phẩm sinh học như nấm Metarhizium anisopliae, Beauveria bassiana, Nucleo Polyhedrosis virus và nhân nuôi các loài bắt mồi ăn thịt (gà, vịt, chim…) để quản lý châu chấu tre lưng vàng tại một số tỉnh miền núi phía Bắc.

Theo ThS Nguyễn Sơn Nam, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, châu chấu tre lưng vàng không khó diệt, chỉ cần bà con sử dụng đúng cách chế phẩm sinh học theo hướng dẫn. Đáng ngại hơn cả là nạn châu chấu sa mạc. Nếu chúng xâm nhập vào Việt Nam thì rất khó kiểm soát và mức độ thiệt hại sẽ rất lớn, do đó cần phải có các kịch bản ứng phó.

-         Dùng vệ tinh viễn thám giám sát

Ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT cho biết, Cục đang xây dựng kịch bản chi tiết ứng phó với dịch châu chấu sa mạc, trong đó sử dụng công nghệ viễn thám để theo dõi di cư, dùng máy bay để phun thuốc diệt châu chấu sa mạc nếu xâm nhập vào Việt Nam. Cục Bảo vệ Thực vật đang bàn với Cục Cứu hộ cứu nạn của Bộ Quốc phòng để lên phương án chi tiết. Có thể dùng máy bay mang 500 lít thuốc trừ sâu để phun diệt đàn châu chấu nếu xâm nhập vào Việt Nam. 

TS Nguyễn Thị Nhật Thanh, Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, sử dụng công nghệ viễn thám là cách làm tối ưu nhất để kiểm soát châu chấu sa mạc. Về nguyên tắc, vệ tinh “nhìn” được tất cả các đối tượng trên bề mặt Trái Đất bao gồm đất, nước và thực vật. Thông qua đặc điểm về đường cong phản xạ phổ của các đối tượng người ta thiết kế các thiết bị thu nhận sao cho tại khoảng bước sóng đó các đối tượng có độ phản xạ phổ là dễ phân biệt nhất và ở những khoảng nằm trong bước sóng này sự hấp thụ của khí quyển là nhỏ nhất. Mỗi loại vệ tinh được thiết kế để thu nhận ở một số dải phổ nhất định hay còn gọi là các kênh phổ. Dải phổ sử dụng trong viễn thám bắt đầu từ vùng cực tím (0.3 - 0.4m), vùng ánh sáng nhìn thấy (0.4 - 0.7m), đến vùng gần sóng ngắn và hồng ngoại nhiệt.

Cơ sở khoa học của công nghệ viễn thám dựa trên bản chất vật lý trong tự nhiên là các vật thể (đối tượng) trong những điều kiện khác nhau thì khả năng phản xạ hoặc bức xạ của sóng điện từ sẽ có những đặc trưng riêng. Từ đó, nguồn tư liệu viễn thám được hình thành như là kết quả thu nhận năng lượng phản xạ hoặc bức xạ các sóng điện từ của các đối tượng bằng các thiết bị gọi là bộ viễn cảm hay bộ cảm (remote sensor) hoặc bằng các máy chụp ảnh. Các tính chất của vật thể có thể được xác định thông qua các năng lượng bức xạ hoặc phản xạ từ vật thể. Khi xuất hiện vật thể là châu chấu, ngay lập tức có thể phát hiện và xử lý kịp thời.

Nguồn: Báo Khoa học và Đời sống, ngày 3/8/2020.

Send Print  Back
The news brought
Mô hình thu trữ nước sinh hoạt 8/4/2020
Lượng khí thải mêtan toàn cầu tăng vọt lên mức kỷ lục 7/30/2020
Công nghệ xử lý rác thải tối ưu 7/27/2020
Sản xuất diesel sinh học từ pin lithium ion và dầu thực vật thải 7/23/2020
Nước đun sôi không sạch như khi phơi dưới nắng 7/21/2020
Loại bỏ asen không cần hoá chất 7/6/2020
Website cho những người Hà Nội muốn thể hiện cam kết chung tay vì môi trường 7/6/2020
Cần quy định chặt chẽ khí thải 6/18/2020
Tăng lượng thuốc BVTV sinh học sử dụng lên 20% vào năm 2025 6/18/2020
Ra mắt 2 bộ sách về môi trường dành cho thiếu nhi 6/16/2020
Công nghệ mới giúp loại bỏ chất độc hại trong nước 6/10/2020
Vì biến đổi khí hậu, cây xanh ngày càng lùn hơn và trẻ hơn 6/3/2020
AI dự báo thời tiết chính xác thời gian thực 5/12/2020
Những hình ảnh độ phân giải cao về Mặt trời tiết lộ sự thật bất ngờ 5/11/2020
Nghiên cứu mới: hoa có thể nghe và tiếng vỗ cánh của ong khiến mật ngọt hơn 5/7/2020













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119079627 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn