Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Tìm ra phương pháp biến đổi gỗ thành vật liệu đàn hồi như cao su 4:30 PM,9/18/2020

Gỗ là nguyên liệu được sử dụng rộng rãi để làm vật liệu xây dựng và nội thất, có đặc điểm là tương đối nhẹ và cách nhiệt cao. Trong những năm gần đây, một số phương pháp nghiền và nén gỗ đã được phát triển và áp dụng để làm cho nó cứng hơn.

Nhưng một nhóm nghiên cứu tại Đại học Maryland - College Park mới đây tuyên bố phát triển được phương pháp để biến đổi gỗ thành một vật liệu đàn hồi như cao su..

Về cơ bản, nó trông giống như gỗ và thậm chí còn được làm từ gỗ. Nhưng điều đặc biệt về cái gọi là "gỗ đàn hồi" được tạo ra trong phòng thí nghiệm này là nó có thể bị bóp méo hay nảy lên khi thả xuống, như thể được làm bằng cao su.

Trên thực tế, công thức làm gỗ đàn hồi khá đơn giản nhưng cũng khá khắc nghiệt. Đầu tiên, đun sôi gỗ balsa trong dung dịch natri hydroxit và natri sulfit trong vài giờ, tiếp đó để đông lạnh trong vài ngày, sau đó làm đông khô (một quá trình khử nước ở nhiệt độ thấp bao gồm đóng băng sản phẩm, giảm áp suất, sau đó loại bỏ băng bằng cách thăng hoa) trong vài ngày nữa.

Quy trình này sẽ phá vỡ cấu trúc cứng nhắc của gỗ bằng cách cắt nhỏ các chuỗi phân tử dài của lignin và hemicellulose trong thành tế bào. Điều này làm cho thành tế bào mỏng hơn và nó cũng làm cho thành tế bào giải phóng các sợi cellulose. Các sợi này sẽ rối tung lên và tạo thành một mạng lưới sợi xenlulo kết nối với nhau vào các rãnh gỗ. Nhờ đó, gỗ trở nên mềm và dường như nó có thể có được tính đàn hồi giống cao su bằng cách hấp thụ nước bên trong.

Gỗ sau khi cải tiến đã có độ đàn hồi có thể chịu được 10.000 chu kỳ nén và độ dẫn điện có thể được điều chỉnh bằng tỷ lệ nén của vật liệu. Nhóm nghiên cứu tin rằng việc tạo độ đàn hồi và độ dẫn điện cho gỗ sẽ mở rộng các ứng dụng của nó, đồng thời tin tưởng rằng nó có thể được áp dụng cho các cảm biến, robot mềm, cơ nhân tạo, công nghệ lưu trữ năng lượng... trong tương lai.

Nguồn: Theo Tri thức trẻ, ngày 17/9/2020.

Send Print  Back
The news brought
Siêu tụ điện có thể sạc siêu tốc 9/18/2020
Biến giấy thành máy tính bảng linh hoạt 9/14/2020
Công nghệ kháng-pin Mặt Trời có thể tạo ra được điện trong đêm tối 9/14/2020
Da nhân tạo có cảm giác như da thật 9/8/2020
Kỳ lạ loại pin tiêu thụ chất thải phóng xạ có tuổi thọ lên tới 28.000 năm 9/4/2020
Cấu trúc kết dính mới có khả năng tháo dính nhiều lần 9/4/2020
Chế tạo bê tông nhẹ có khả năng cách nhiệt và chịu lực 8/31/2020
Hongkong: phục hồi quần thể san hô bằng gạch in 3D 8/31/2020
Cellulose – vật liệu tiềm năng chế tạo các pin điện thân thiện môi trường 8/31/2020
Rác thải nhựa thực ra là một vật liệu xây dựng lý tưởng 8/24/2020
Các nhà khoa học chế tạo thành công ổ cứng máy tính làm từ lụa tơ tằm 8/24/2020
Độc lạ nhà vệ sinh công cộng trong suốt có thể nhìn xuyên thấu từ bên ngoài 8/19/2020
Khẩu trang làm từ cây chuối sợi giúp giảm rác thải nhựa trong thời đại dịch 8/6/2020
Phát triển ‘da điện tử’ có thể cảm nhận như da thật 8/6/2020
Vật liệu mới tái chế nhựa và hấp phụ khí carbon dioxide 8/4/2020













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120204608 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn