Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Khai trương phòng lab mạng 4G LTE hoàn chỉnh đầu tiên trong trường đại học 4:04 PM,9/23/2020

Sáng 19/9, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông (Bộ TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng đã cắt băng khánh thành phòng lab mạng di động thế hệ thứ 4 (4G) tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

Phòng lab này là một mạng 4G LTE hoàn chỉnh với đầy đủ các dịch vụ cơ bản do tập đoàn Viettel nghiên cứu, phát triển và trao tặng cho học viện.  

Các hệ thống chính tại phòng lab gồm trạm thu phát sóng eNodeB, hệ thống chuyển mạch gói EPC (Evolved Packet Core), hệ thống cung cấp các dịch vụ truyền thông đa phương tiện trên nền mạng IP - IMS (IP Multimedia Subsystem) và hệ thống tính cước thời gian thực OCS (Online Charging System). 

Thông qua phòng lab 4G vừa được khai trương, giảng viên và sinh viên học viện có thể thực hiện việc mô phỏng cuộc gọi End to End, mô phỏng truy cập website và lưu lượng di động, tính cước dịch vụ thoại, data, thực hiện thủ tục Handover với các giao diện mạng LTE: S1, S6a, S5/S8, S10, Gx, Gy…

Với tổng giá trị đầu tư lên đến 8,5 tỷ đồng, đây là phòng thí nghiệm mạng 4G LTE hoàn chỉnh đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được trang bị cho một trường đại học để nghiên cứu. 

-          Doanh nghiệp, nhà trường chung tay kiến tạo xã hội số

Ông Tào Đức Thắng - Phó Tổng Giám đốc tập đoàn Viettel phát biểu, sáng kiến xây dựng phòng lab nhằm xóa bỏ khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn, những người vừa ra trường và những người đã, đang khai thác mạng lưới.

Việc đầu tư vào phòng lab cũng là cách để Viettel tự giúp mình. Thông qua hệ thống này, sinh viên sẽ được đào tạo sát với thực tế hơn. Đây sẽ là nguồn tài nguyên con người quý báu mà Viettel có thể khai thác.

“Việc học bằng hệ thống mô phỏng sẽ giúp sinh viên ra trường có thể làm việc ngay, rút ngắn thời gian phải đào tạo lại. Bên cạnh đó, việc cho các bạn sinh viên tiếp xúc với hệ thống thực cũng sẽ kích thích sự sáng tạo và mở ra những cơ hội mới cho tập đoàn. Những ý tưởng sáng tạo này chỉ có thể bắt nguồn từ hệ thống mô phỏng của các bạn sinh viên bởi điều này không dễ để có thể thử nghiệm trên hệ thống thực.”, ông Thắng nói.

Không những thế, sự kiện này còn gửi thông điệp đến sinh viên: Muốn Việt Nam phát triển, phải nghiên cứu, làm chủ, sản xuất phần mềm, công nghệ cao.

Hiện nay, 5G đang được thử nghiệm ở những bước cuối. VN sẵn sàng sánh ngang với các nước trên thế giới. Bộ TT-TT đã đưa ra tầm nhìn chiến lược về phát triển công nghệ số VN với tinh thần: Hợp tác nhưng không phụ thuộc doanh nghiệp công nghệ nước ngoài; vừa nghiên cứu làm chủ công nghệ.

Phòng lab là minh chứng của việc doanh nghiệp hợp tác với các trường đại học để kiến tạo xã hội số Việt Nam bằng việc làm chủ công nghệ số.

-          Thay đổi căn bản về chất trong giáo dục

Chia sẻ tại buổi khánh thành, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết đây là sự thay đổi căn bản về chất trong lĩnh vực giáo dục đại học. Nhờ phòng lab này, các bạn sinh viên có thể thiết lập nên một mạng lưới viễn thông hoàn chỉnh.

Người đứng đầu Bộ TT&TT cho rằng, việc đưa phòng lab 4G vào hoạt động là giấc mơ của nhiều thế hệ ngành viễn thông Việt Nam. Trên thế giới có rất ít quốc gia làm được điều này. 

Ngoài kết nối giữa doanh nghiệp và nhà trường, sự kiện này truyền đi thông điệp về việc Việt Nam đã làm chủ được hạ tầng viễn thông. Sự kiện này cũng đánh dấu việc tham gia sâu hơn của các doanh nghiệp vào trong các trường đại học.

Theo Bộ trưởng, việc đưa vào vận hành phòng lab sẽ giúp sinh viên được tiếp xúc gần hơn và có thêm những kinh nghiệm thực tế. Các doanh nghiệp viễn thông cũng sẽ có lợi lớn khi giảm bớt gánh nặng phải đào tạo lại.

Sinh viên trong quá trình học tập tại phòng lab có thể phát hiện lỗi của hệ thống hoặc sáng tạo thêm các ứng dụng mới, điều mà doanh nghiệp lớn rất khó dám thử.

Thông qua việc đầu tư vào hệ thống phòng lab của các trường đại học, doanh nghiệp cũng sẽ có cơ hội quảng bá hình ảnh của mình.

Do vậy, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng mong muốn tập đoàn Viettel giữ mối liên hệ thường xuyên với Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông để giúp trường giảm bớt độ trễ về công nghệ xuống chỉ còn 1 năm so với thực tế, thay vì độ trễ 30 năm như trước đây.

Nguồn: Theo Vietnamnet, ngày 20/9/2020.

Send Print  Back
The news brought
Công nghệ đặc biệt giúp Amazon chặn hàng giả trong thương mại điện tử 9/23/2020
Bắc Kạn hợp tác chiến lược với VNPT để phát triển chính quyền số và đô thị thông minh 9/23/2020
Chiến dịch bóc gỡ mã độc trên không gian mạng Việt Nam 9/23/2020
Viettel tiếp tục là công ty công nghệ uy tín nhất Việt Nam 9/23/2020
Chuyển đổi số: Động lực xây dựng hệ sinh thái bền vững 9/18/2020
Xây dựng chính quyền điện tử để phục vụ người dân tốt hơn 9/18/2020
Trí tuệ nhân tạo thay đổi báo chí thế giới như thế nào? 9/14/2020
Thiết bị giúp điều khiển máy tính bằng lưỡi 9/14/2020
Epson ra mắt máy in vải chuyển nhiệt kỹ thuật số để bàn 9/14/2020
Phần mềm che giấu danh tính người dùng 8/31/2020
VNPT tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong chuyển đổi số quốc gia 8/31/2020
Công nghệ mới cải thiện khả năng học ngoại ngữ 8/24/2020
Long An ra mắt cổng thông tin và ứng dụng di động du lịch thông minh 8/6/2020
Viettel tăng năng lực hệ thống kê khai y tế lên 30% hỗ trợ người dân chống dịch 8/6/2020
MIT thử nghiệm thiết bị điều khiển giấc mơ 8/4/2020













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119966503 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn