Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

MIT phát triển lò phản ứng nhiệt hạch cỡ nhỏ 1:23 PM,10/6/2020

Lò phản ứng Sparc mô phỏng phản ứng nhiệt hạch của Mặt trời và có thể đi vào hoạt động năm 2025.

Các nhà khoa học đang phát triển phiên bản cỡ nhỏ của lò phản ứng nhiệt hạch và chứng minh thiết bị có thể hoạt động trong nghiên cứu công bố hôm 29/9 trên tạp chí Plasma Physics, mở ra hy vọng tiến tới mục tiêu mô phỏng cách Mặt trời sản sinh năng lượng. Nhóm nghiên cứu đến từ Viện Công nghệ Massachusetts và công ty Commonwealth Fusion Systems đang lên kế hoạch xây dựng lò phản ứng mang tên Sparc, dự kiến bắt đầu vào mùa xuân năm sau và kéo dài trong 3 - 4 năm.

Dù còn nhiều thách thức, công ty Commonwealth Fusion Systems cho biết họ sẽ tiến hành thử nghiệm sau khi xây xong lò. Nếu kết quả thành công, quá trình xây dựng nhà máy điện sử dụng năng lượng nhiệt hạch sẽ bắt đầu trong thập kỷ tới. Khung thời gian này nhanh hơn nhiều so với dự án năng lượng nhiệt hạch lớn nhất thế giới với sự tham gia của nhiều nước là Lò phản ứng Thí nghiệm Nhiệt hạt nhân Quốc tế (ITER) ở miền nam nước Pháp. Lò ITER được xây dựng từ năm 2013 và có thể tạo ra phản ứng nhiệt hạch vào năm 2035. Theo Bob Mumgaard, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Commonwealth Fusion, cho biết một mục tiêu của dự án Sparc là phát triển năng lượng nhiệt hạch để góp phần giảm thiểu hiện tượng ấm lên toàn cầu.

Phản ứng nhiệt hạch là phản ứng trong đó hai nguyên tử siêu nhẹ hợp nhất ở nhiệt độ lên tới hàng chục triệu độ C và giải phóng năng lượng. Giống như nhà máy điện hạt nhân thông thường sử dụng phản ứng phân hạch chia nhỏ nguyên tử, nhà máy nhiệt hạch không đốt nhiên liệu hóa thạch nên không sản sinh khí nhà kính. Nhưng nguồn nhiên liệu của nó là đồng vị hydro dồi dào hơn nhiều so với urani dùng trong phần lớn nhà máy điện hạt nhân hiện nay. Phản ứng nhiệt hạch cũng sinh ra ít phóng xạ và chất thải nguy hiểm hơn.

Nhưng trở ngại trong xây dựng lò phản ứng nhiệt hạch là tạo ra và kiểm soát plasma, đám mây nguyên tử siêu nóng có thể phá hủy bất cứ thứ gì tiếp xúc với nó. Một số nhà khoa học đã nghiên cứu năng lượng nhiệt hạch trong nhiều thập kỷ nhận xét khung thời gian của lò Sparc có vẻ phi thực tế.

Lò Sparc sẽ nhỏ hơn nhiều so với ITER, chỉ rộng bằng sân tennis và có chi phí rẻ hơn hẳn. Commonwealth Fusion đã kêu gọi được 200 triệu USD vốn đầu tư trong dự án. Theo kết quả nghiên cứu của MIT, lò Sparc sẽ hoạt động thành công và tạo ra năng lượng nhiều gaapss 10 lần so với mức tiêu thụ.

Nguồn: VnExpress, ngày 3/10/2020.


Send Print  Back
The news brought
Sử dụng thiết bị bay UAV kiểm tra đường dây truyền tải điện 9/29/2020
PTC3: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để kiểm tra lưới điện truyền tải 9/29/2020
Máy phát nhiệt điện siêu nhẹ cho các cảm biến di động 9/25/2020
SHTP Labs làm chủ công nghệ MEMS với những sản phẩm ứng dụng cao 9/25/2020
Chip chuyển đổi lượng tử tốc độ ánh sáng đầu tiên thế giới 9/23/2020
Sáng chế xi nhan tự động cho phương tiện giao thông 8/24/2020
Hoàn thiện công nghệ chế tạo lọc bụi tĩnh điện 8/24/2020
Siêu tụ điện hiệu suất cao từ nước biển 7/14/2020
Tìm ra loại polymer có thể chiết xuất vàng và bạch kim từ bảng mạch điện tử 7/8/2020
Ánh sáng đỏ có thể hạn chế quá trình giảm thị lực 7/6/2020
Chiếc điều hòa gắn áo này từ Nhật Bản sẽ giúp bạn không còn cảm giác nóng quanh cổ nữa 7/6/2020
Israel nghiên cứu sản xuất điện từ thực vật 6/18/2020
Israel phát minh da điện tử có thể tự chữa lành 6/17/2020
Các nhà nghiên cứu Singapore tạo ra thiết bị sản xuất được điện từ bóng tối 6/9/2020
Trung Quốc sử dụng âm thanh để phát hiện rò rỉ đường ống ngầm 5/29/2020













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119076793 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn