Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Châu Âu phóng kính viễn vọng đầu tiên làm hoàn toàn từ nhôm 10:16 AM,11/18/2020

Đây là chiếc kính viễn vọng đầu tiên được chế tạo hoàn toàn bằng nhôm, với mục đích để cho toàn bộ chiếc kính cùng co lại khi nhiệt độ xuống thấp, giúp nó giữ khả năng tập trung dù bị nhỏ lại.

Mới đây, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã chính thức thông qua dự án phát triển kính viễn vọng Ariel. Ariel sẽ được phóng lên không gian vào năm 2029, hoạt động ở vị trí cách Trái đất 1,5 triệu km. Khối lượng khi phóng của kính viễn vọng này là 1.500 kg. Nhiệm vụ của nó dự kiến kéo dài 4 năm với chi phí chế tạo ước tính khoảng hơn nửa tỷ euro.

Kính viễn vọng Ariel sẽ nghiên cứu khí quyển ngoại hành tinh để tìm hiểu xem các ngoại hành tinh này hình thành và tiến hóa như thế nào. Giới khoa học hy vọng kính viễn vọng mới sẽ giúp quan sát Hệ Mặt trời trong phạm vi rộng hơn.

Ariel sẽ quan sát khoảng 1.000 ngoại hành tinh trong giai đoạn chính của nhiệm vụ, theo dõi những thiên thể này khi chúng di chuyển phía trước hoặc sau sao chủ. Thông tin về thành phần hóa học của khí quyển các ngoại hành tinh ẩn chứa trong ánh sáng phát ra từ những ngôi sao. Ariel sẽ khai thác thông tin này nhờ những kỹ thuật quang phổ tiên tiến.

Một trong những thách thức lớn nhất của dự án là chế tạo kính viễn vọng gần như hoàn toàn bằng nhôm, kể cả tấm gương chính kích thước 1,1 m x 0,7 m dự kiến được phủ bạc. Nguyên nhân là Ariel phải hoạt động trong môi trường có nhiệt độ rất thấp, có thể xuống tới -230 độ C. Đây là chiếc kính viễn vọng đầu tiên được chế tạo hoàn toàn bằng nhôm, với mục đích để cho toàn bộ chiếc kính cùng co lại khi nhiệt độ xuống thấp, giúp nó giữ khả năng tập trung dù bị nhỏ lại.

Ariel là một trong 3 kính viễn vọng nghiên cứu ngoại hành tinh của ESA. Hai kính viễn vọng còn lại là Cheops, phóng lên năm ngoái với mục đích chính là xác định kích thước của những ngoại hành tinh đã biết và Plato, dự kiến phóng vào nửa cuối thập kỷ này. Nhiệm vụ của Plato là phát hiện và mô tả những hành tinh đất đá giống Trái đất.

Nhóm dự án Ariel có chính sách khoa học cởi mở và các dữ liệu sẽ được công bố ngay cho cộng đồng khoa học.

Nguồn: Báo Chính phủ, ngày 15/11/2020.

Send Print  Back
The news brought
Phát minh mới: Phủ nano trên vớ để trị hôi chân 11/18/2020
Bóng bán dẫn màng mỏng MMT làm thay đổi thiết kế điện tử 11/13/2020
Bước tiến lớn trong công nghệ pin lithium-lưu huỳnh 11/9/2020
Pin lưu trữ năng lượng sinh thái từ vani 11/6/2020
Công nghệ 3D in lưỡi người nhân tạo kết cấu y như thật 10/30/2020
Vật liệu sinh học đột phá mới có thể khôi phục tất cả các yếu tố mô xương 10/30/2020
Lý thuyết mới về nguồn gốc vật chất tối 10/27/2020
Nhật Bản chế tạo túi đựng từ cám gạo và hộp sữa có thể ăn được 10/27/2020
Cửa sổ thông minh kiêm tấm pin năng lượng Mặt trời 10/27/2020
Nhà khoa học Việt chế tạo vật liệu mới trong pin mặt trời 10/26/2020
Áo phao bằng nhựa EVA cho đồng bào vùng lũ 10/26/2020
Máy chụp ảnh tốc độ ánh sáng 10/19/2020
Giờ đây chúng ta đã có thể lấy nước uống từ không khí 10/19/2020
Siêu máy ảnh chụp 100 tỷ hình trên giây ở chế độ 3D 10/19/2020
Các nhà nghiên cứu tổng hợp được vật liệu siêu dẫn ở nhiệt độ phòng 10/19/2020













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119988703 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn