Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

NASA công bố kế hoạch chi tiết cho sứ mệnh Mặt Trăng 10:18 AM,12/9/2020
Cơ quan Vũ trụ Mỹ hôm 7/12 công bố một báo cáo sơ bộ nêu rõ các mục tiêu ưu tiên cho phi hành gia trong sứ mệnh Artemis.Một trong những mục tiêu sẽ là mang về tổng cộng 85 kg mẫu vật Mặt Trăng, cả từ trên bề mặt và dưới bề mặt, nhiều hơn mức trung bình 64 kg mà các phi hành gia trong sứ mệnh Apollo mang về Trái Đất trong khoảng thời gian từ năm 1969 đến năm 1972."Mặt Trăng có tiềm năng khoa học rất lớn và các phi hành gia sẽ giúp chúng ta khám phá nó", phó quản trị viên của Ban Giám đốc Sứ mệnh Khoa học của NASA Thomas Zurbuchen nhấn mạnh trong buổi công bố báo cáo.Báo cáo dài tổng cộng 188 trang vạch ra những mục tiêu khoa học ưu tiên cho sứ mệnh Artemis dự kiến bắt đầu được triển khai từ năm sau.Theo đó, nhiệm vụ Artemis I liên quan đến thử nghiệm Hệ thống Phóng Không gian và một tàu vũ trụ Orion không người lái sẽ diễn ra trước cuối năm 2021. Hai năm sau, NASA sẽ triển khai nhiệm vụ Artemis II với một chuyến bay thử nghiệm có phi hành đoàn vào quỹ đạo Trái Đất nhưng không liên quan đến việc hạ cánh trên Mặt Trăng. Nhiệm vụ trọng tâm, Artemis III, sẽ đưa con người quay trở lại vệ tinh tự nhiên của Trái Đất vào năm 2024, trong đó có nữ phi hành gia đầu tiên.Các phi hành gia sẽ chỉ có tối đa sáu ngày rưỡi trên Mặt Trăng để thu thập mẫu và tìm hiểu các quá trình của thiên thể. Mục tiêu cuối cùng của NASA là xây dựng Căn cứ Artemis trên Mặt trăng trước khi kết thúc thập kỷ, một kế hoạch đầy tham vọng đòi hỏi hàng chục tỷ USD tiền tài trợ và cần được Tổng thống đắc cử Joe Biden cũng như Quốc hội Mỹ bật đèn xanh.Trong sứ mệnh Artemis III, các chuyên gia có kế hoạch thiết lập một liên kết video và dữ liệu thời gian thực từ các phi hành gia tới một nhóm hỗ trợ khoa học trên Trái Đất. Họ cũng đề xuất phát triển các công cụ khoa học nhẹ hơn và có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ hơn.Ngoài ra, NASA nên xem xét lắp đặt trước các thiết bị khoa học trong vùng lân cận bãi đáp Artemis III, bao gồm một kho chứa công cụ để phi hành đoàn sử dụng khi hạ cánh xuống Mặt Trăng và một hoặc nhiều robot thăm dò để theo dõi môi trường xung quanh.
Nguồn: vnexpress.net


Send Print  Back
The news brought
Huawei đang đẩy mạnh hoạt động 5G tại Đông Nam Á 12/4/2020
Plasma giúp loại bỏ coronavirus trên các bề mặt nhanh hơn 11/19/2020
Nhà máy hấp thụ một triệu tấn CO2 từ khí quyển mỗi năm 11/18/2020
Thí nghiệm tại máy gia tốc hạt Pháp chứng tỏ các đặc tính của siêu tân tinh 11/13/2020
Hội nghị tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành KH&CN 11/13/2020
Thị trường KH&CN: Tăng trưởng nhưng vẫn còn điểm nghẽn chuyển giao 11/13/2020
TECHFEST: Sự khởi đầu cần phải có của startup 11/13/2020
Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo với các mục tiêu phát triển bền vững 11/12/2020
Tách chiết hoạt chất hỗ trợ điều trị ung thư từ nấm hương bằng sóng siêu âm 11/12/2020
Ngày hội doanh nghiệp CNTT và AI TPHCM: Cùng xây dựng TPHCM văn minh, hiện đại, nghĩa tình 11/9/2020
AI Hackathon “Reset 1010”: Cuộc thi tìm giải pháp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ 11/9/2020
Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ nhận Giải thưởng “Cán bộ, công chức, viên chức trẻ giỏi” toàn quốc lần thứ VII năm 2020. 11/6/2020
Bộ KH&CN tăng cường hậu kiểm, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp 11/6/2020
Thiết bị cấy vỏ não phục hồi thị lực người mù 11/6/2020
Hội thảo “Ứng dụng công nghệ thông tin và tự động hóa cho nông nghiệp công nghệ cao” 11/6/2020













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 118637268 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn