Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Nhựa có chứa các enzym có thể tự làm sạch, phân hủy 3:55 PM,9/26/2021

Gần đây, các nhà khoa học tại Viện Fraunhofer (Đức) đã công bố một nghiên cứu mới về một loại enzym khi được đưa vào nhựa có khả năng khiến nhựa có thể tự phân hủy hoặc tự làm sạch. Theo đó, nhóm nghiên cứu đã tìm ra cách thêm các enzym hoạt tính vào vật liệu nhựa để có thể mang lại nhiều khả năng thú vị như khả năng phân hủy protein trên bề mặt hoặc tự phân hủy để giảm ô nhiễm môi trường.

Thông thường, nhựa phải chịu nhiệt độ cao trong quá trình sản xuất trong khi các enzym không thể chịu được vì vậy chúng sẽ làm mất đi các chức năng của enzym hỗ trợ cho quá trình phân hủy. Các nhà khoa học Viện Fraunhofer đã tìm ra cách mới, đó là thêm các enzym này vào nhựa nóng chảy với sự trợ giúp của một số chất mang vô cơ giúp bảo vệ các enzym khỏi áp lực quá mức và nhiệt độ cao.

Tiến sĩ Ruben R. Rosencrantz, Viện Fraunhofer cho biết, họ đã sử dụng các hạt vô cơ có độ xốp cao. Theo đó, các enzym sẽ liên kết với các chất này bằng cách thâm nhập vào các lỗ xốp có trong hạt. Mặc dù điều này hạn chế khả năng di chuyển của các enzym, nhưng chúng vẫn hoạt động được và có thể chịu được nhiệt độ cao hơn nhiều.

Các nhà khoa học đã làm việc với kỹ thuật như enzym để tạo ra nhựa sinh học, được tạo thành dưới dạng hạt và màng. Các enzym này có khả năng phá vỡ các protein khác, từ đó tạo tiền đề cho loại nhựa có đặc tính tự làm sạch, chẳng hạn như đường ống không bị tắc nghẽn.

Một khả năng thú vị khác đang được các nhà khoa học hướng đến là nhựa có khả năng phân hủy nhanh chóng, giúp giải quyết vấn đề rác thải nhựa phải mất hàng thế kỷ để phân hủy trong môi trường. Nghiên cứu của Viện Fraunhofer tương đồng với nghiên cứu được công bố gần đây của các nhà khoa học từ Đại học California (Mỹ) về việc nhúng nhựa với các enzym để nhanh chóng phá vỡ kết cấu của chúng. Các ứng dụng xa hơn đối với các vật liệu có bề mặt chống nấm mốc. Nhưng nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, phương pháp này không phù hợp với tất cả các hạt/chất chứa enzym cũng như quá trình nhúng cũng cần được điều chỉnh để phù hợp với các loại enzym khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn có thể được áp dụng cho các dạng vật liệu thân thiện với môi trường.

Nguồn: https://newatlas.com/materials/plastics-embedded-enzymes-self-clean-destruct/, ngày 1/6/2021.


Send Print  Back
The news brought
Ép lá bàng và vỏ hộp sữa thành đĩa 8/16/2021
Nam châm mỏng nhất thế giới 8/16/2021
Trung Quốc chế tạo loại thủy tinh cứng hơn kim cương 8/10/2021
Nhà khoa học tạo vật liệu làm xương nhân tạo từ vỏ trứng 8/4/2021
Sản xuất vật liệu nano bằng phương pháp in laser - Phương pháp điều khiển laser mới 7/22/2021
Pin phân hủy sinh học 7/22/2021
Nghiên cứu và phát triển công nghệ chế tạo vật liệu có độ dẫn nhiệt cao chứa thành phần cacbon cấu trúc nano và ứng dụng trong tản nhiệt cho linh kiện điện tử công suất lớn. 7/22/2021
Mỹ thử nghiệm vải ngăn muỗi đốt 7/16/2021
Vật liệu lọc nước nhiễm xăng dầu 7/6/2021
Israel chế tạo 'áo tàng hình', tránh cả radar nhiệt 6/21/2021
Áo năng lượng mặt trời có thể sạc smartphone 6/15/2021
Nga chế tạo loại dù vô hình có thể nhảy ở độ cao 10km 6/11/2021
Sợi vải kỹ thuật số đầu tiên có thể phân tích dữ liệu 6/10/2021
Vật liệu mới làm van chống sét 6/8/2021
Vật liệu polyme tự phân hủy 6/8/2021













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119977067 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn