Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Nikola - Robot 'nhí' có thể bắt chước 6 biểu cảm giống hệt người thật 11:01 AM,3/4/2022

Theo trang Dailly Mail (Anh), robot trên do các nhà nghiên cứu thuộc Dự án RIKEN Robot Guardian ở Nhật Bản phát triển.

Nikola có các cơ chuyển động trên khuôn mặt để biểu đạt cảm xúc như vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên và ghê tởm. Mặc dù robot vẫn thiếu phần thân, nhưng các nhà phát triển hy vọng rằng nó có thể sẽ được ứng dụng cho nhiều mục đích trong tương lai gần.

Ông Wataru Sato, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết: “Robot có thể giao tiếp với chúng ta bằng cảm xúc. Điều đó sẽ hữu ích trong nhiều tình huống thực tế, chẳng hạn chăm sóc người già và có thể khiến con người hạnh phúc hơn”.

Khuôn mặt của Nikola có 29 bộ truyền động khí nén giúp điều khiển chuyển động các cơ nhân tạo. Thêm vào đó là 6 bộ truyền động được sử dụng để điều khiển chuyển động của đầu và mắt. Các thiết bị truyền động này đều được điều khiển bởi áp suất không khí. Nhóm nghiên cứu cho biết công nghệ này giúp các chuyển động diễn ra nhẹ nhàng và trơn tru hơn.

Các nhà khoa học đã sử dụng hệ thống mã hoá, được gọi là Hệ thống mã hóa chuyển động trên khuôn mặt (FACS). Nhờ đó, các nghiên cứu trước đây đã có thể xác định các chuyển động tinh tế trên gương mặt robot, như nâng cơ má và mím môi.

Để xem mọi người có nhận ra đúng biểu cảm trên khuôn mặt của robot hay không, các nhà nghiên cứu đã tiến hành cho một nhóm người xem Nikola biểu cảm 6 cảm xúc trên khuôn mặt Nikola. Họ phát hiện ra rằng những người tham gia có thể nhận ra 6 cảm xúc này, mặc dù với độ chính xác khác nhau.

Các nhà nghiên cứu giải thích: “Do da silicone của Nikola kém đàn hồi hơn da người và không thể hình thành nếp nhăn giống thật, nên chúng ta khó xác định những cảm xúc như ghê sợ vì robot không thể nhăn mũi”.

Đáng ngạc nhiên, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng tốc độ biểu đạt cảm xúc khác nhau cũng ảnh hưởng đến độ chân thực của những biểu cảm này. Theo nhóm nghiên cứu, ví dụ, tốc độ biểu đạt nỗi buồn chậm hơn so với tốc độ biểu đạt sự ngạc nhiên.

Trong tương lai, Nikola có thể thực hiện một loạt các ứng dụng trong thế giới thực - ít nhất là khi đứa trẻ robot này có một cơ thể hoàn chỉnh. Các nhà nghiên cứu cho biết thêm: “Mặc dù Nikola vẫn còn thiếu cơ thể, mục tiêu cuối cùng của dự án này là chế tạo một loại robot android có thể hỗ trợ con người, đặc biệt là những người có nhu cầu thể chất sống đơn độc”.

                                                                             Nguồn: báo tin tức TTXVN

Send Print  Back
The news brought
Apple Car sẽ mang đến trải nghiệm xe tự lái chưa từng có? 2/18/2022
Robot phục vụ cocktail tại Olympic mùa đông 2022 2/18/2022
Robot thám hiểm đáy đại dương 2/11/2022
Trung Quốc thử nghiệm robot nuôi phôi thai trong tử cung nhân tạo 2/9/2022
Lưỡi điện tử sinh học giúp 'nếm' độ ngọt 2/8/2022
Tàu bay chạy bằng hydro đầu tiên trên thế giới 2/8/2022
Tàu bay chạy bằng hydro đầu tiên trên thế giới 2/8/2022
Đĩa bay cá nhân thử nghiệm cất cánh thành công 1/20/2022
Robot quân sự 4 chân chạy bằng điện lớn nhất thế giới 1/19/2022
Máy quét cơ thể xuyên qua 30 lớp quần áo 1/17/2022
Robot của Google tự học đi trong môi trường thực 1/12/2022
Sinh viên làm máy vớt rác tự động 1/10/2022
Robot ‘công tố viên' đầu tiên trên thế giới đưa ra cáo buộc đúng đến 97% 12/27/2021
Airbus ra mắt 'taxi bay' CityAirBus thế hệ tiếp theo 12/16/2021
Tàu tự lái hoàn toàn trên đường ray ở Đức 12/15/2021













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119960261 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn