Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Các nhà khoa học Việt chế phân bón lá từ men bia cho rau an toàn 9:49 AM,6/15/2022
Từ bã men bia bỏ đi, các nhà khoa học đã tạo ra phân bón lá để canh tác rau an toàn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho nhà máy bia.Biến men bia thành phân hữu cơ sinh học.
TS Lê Thanh Hiếu, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội, cho biết, dự án “Hoàn thiện công nghệ sản xuất và ứng dụng phân bón lá dạng dịch chất lượng cao chứa chitosan và axit amin từ bã men bia phục vụ sản xuất rau an toàn trên địa bàn Hà Nội” vừa hoàn thiện, hứa hẹn nhiều tiềm năng ứng dụng.
Đây là dự án khoa học công nghệ cấp thành phố do Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Việt Liên chủ trì thực hiện từ tháng 8/2021 - 12/2021.
Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, trong đó sử dụng phân bón hữu cơ cho đất, cây trồng đang là xu hướng của ngành nông nghiệp nói chung và trên địa bàn TP Hà Nội nói riêng. Tuy nhiên, công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ tại Việt Nam hiện nay vẫn còn thô sơ, dây chuyền thiết bị đơn giản.
Hầu hết mới chỉ dừng ở việc sử dụng một số vi sinh vật phổ biến để ủ nguyên liệu hữu cơ hoặc bổ sung các hoạt chất sinh học, điều hòa sinh trưởng cơ bản, chưa ở dạng tinh chế, dẫn đến hiệu suất và hiệu quả sử dụng thấp. Các nhà khoa học nghĩ đến tận dụng men bia làm phân hữu cơ.
Trung bình sản xuất 100 lít bia sẽ thải ra 2 lít bã men bia, như vậy mỗi tháng khoảng 6 triệu lít bã men sẽ được thải ra. Hầu hết lượng bã men bia thải này chưa được tận dụng, gây lãng phí kinh tế và có nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Trong khi đó, bã men bia chứa một lượng lớn tế bào nấm men (chứa nhiều chất dinh dưỡng có giá trị như axit amin và vitamin nhóm B) cần được nghiên cứu, xử lý để tạo ra các sản phẩm thứ cấp hữu ích.
Một thành phần khác để sản xuất phân bón hữu cơ là chitosan. Đây là chất kích thích sinh trưởng tự nhiên, kích thích đâm chồi, tạo củ to, trái lớn, nâng cao độ phì nhiêu của đất và cải thiện việc sử dụng chất dinh dưỡng bằng cách hấp phụ kim loại nặng và một số hóa chất độc hại.
Việc hoạt hóa chitosan sang dạng có khối lượng phân tử thấp, phù hợp với khả năng hấp thu của lá cây sẽ giúp cây được bổ sung dinh dưỡng dễ dàng hơn.Dự án đã hoàn thiện công nghệ và thiết kế dây chuyền thủy phân bã men bia quy mô 300 kg bã men bia/mẻ, sản xuất phân bón hữu cơ sinh học (dạng dịch, bón lá) quy mô 3.000 lít/mẻ; Xây dựng quy trình sử dụng phân bón hữu cơ sinh học (dạng dịch, bón lá) chứa chitosan và axit amin từ bã men bia quy mô 3.000 lít/mẻ cho nhóm cây rau.  
Sản xuất được 26.400 lít axit amin từ 3.000 lít bã men bia, 500 lít chitosan hoạt hóa, 30.000 lít phân bón hữu cơ sinh học (dạng dịch, bón lá) có chứa chitosan và axit amin từ bã men bia.
Hỗ trợ cây sinh trưởng, an toàn
Nhóm nghiên cứu đã khảo nghiệm phân bón hữu cơ sinh học Vegano 3 cho 3 nhóm cây rau (ăn thân lá, ăn quả, ăn củ) và đã được Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chấp nhận và tiến hành khảo nghiệm phân bón trên cây rau tại huyện Thạch Thất và Long Biên.
Kết quả cho thấy, sản phẩm phân bón lá Vegano 3 hỗ trợ cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, có chất lượng tương đương với các sản phẩm trong và ngoài nước hiện đang lưu hành tại Việt Nam.
Bên cạnh khả năng tăng cường khả năng miễn dịch, hỗ trợ cây trồng kháng sâu bệnh hại, kết quả khảo nghiệm diện hẹp trên 2 loại đất phù sa và đất đỏ vàng, cho thấy hiệu quả rõ rệt về năng suất đối với 3 loại cây rau: Cải bó xôi, dưa chuột và su hào.
Dự án đã giảm thiểu đáng kể ô nhiễm môi trường do tận dụng được nguồn phế thải và thay thế việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật bằng phân bón hữu cơ. Phân bón hữu cơ không chỉ gia tăng chất lượng cho nông sản, mà còn góp phần làm tăng độ phì nhiêu và màu mỡ cho đất.                                                                                     
Theo: giaoducthoidai.vn
Send Print  Back
The news brought
Trung Quốc thử nghiệm nhân hạt giống đã được nhân giống trong không gian 5/26/2022
Trang trại trồng rau dưới đáy biển 5/24/2022
Bảo vệ khoai tây bằng giấy sinh học làm từ thân chuối 5/12/2022
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC ĐỂ CHUẨN ĐOÁN, NHÂN GIỐNG SẠCH BỆNH VÀ QUẢN LÝ BỆNH VIRUS HỒ TIÊU 4/20/2022
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TẠO VIÊN KHÔNG NHIỆT ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN BÓN NPK KẾT HỢP SILICA TỪ TRO TRẤU 4/20/2022
Hạt không thấm nước cho hệ thống canh tác và khử mặn 4/20/2022
Làm tuyết nhân tạo chống hạn hán 3/18/2022
Công nghệ phân tích video và thị giác máy tính để phát hiện bệnh và theo dõi sự tăng trưởng thực vật 12/3/2021
Hoàn thiện công nghệ và thiết kế chế tạo dây chuyền thiết bị chế biến nấm 11/24/2021
Nghiên cứu chiết tách dầu dừa tinh khiết bằng công nghệ không gia nhiệt 7/22/2021
LG trình làng robot giao hàng thông minh 7/20/2021
Dùng dịch chiết vỏ trái ca cao làm tác nhân khử và ổn định cho quá trình tổng hợp nano đồng 7/6/2021
Việt Nam làm chủ công nghệ chỉnh sửa gene trên đậu tương 3/31/2021
Đan Mạch ra mắt nông trại thẳng đứng rộng 7.000 m2 12/9/2020
Nông nghiệp Brazil ứng dụng công nghệ thông minh như thế nào? 12/7/2020













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119047824 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn