Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Robot hình người thám hiểm xác tàu đắm dưới đáy biển 9:43 AM,8/12/2022
Robot OceanOneK của phòng thí nghiệm Stanford Robotics có thể lặn sâu một kilomet để thu hồi cổ vật, thám hiểm xác tàu đắm và sửa chữa công trình dưới biển. OceanOneK mặt trước trông giống như một thợ lặn với cánh tay, bàn tay và đôi mắt có tầm nhìn 3D, thu lại thế giới dưới nước với đầy đủ màu sắc. Mặt sau của robot có máy tính và 8 động cơ đẩy đa hướng giúp nó khéo léo chuyển động vào những con tàu bị chìm. Khi điều khiển OceanOneK, hệ thống phản hồi xúc giác (dựa trên cảm ứng) của robot sẽ khiến người đó cảm nhận được lực cản của nước cũng như đường nét của các hiện vật. Chính khả năng nhìn và cảm ứng thực tế của OceanOneK sẽ khiến con người cảm thấy như đang thực sự lặn xuống vực sâu trong khi không phải gặp bất cứ nguy hiểm thực tế mà một thợ lặn sẽ phải trải qua.  OceanOneK có thể chỉ là sự khởi đầu của một tương lai nơi các robot tham gia thám hiểm giúp con người khám phá các đại dương nguy hiểm theo một cách hoàn toàn mới.
Các nhà nghiên cứu đặt mục tiêu OceanOneK phải đạt độ sâu khám phá 1km. Nhóm nghiên cứu đã thay đổi cơ thể của robot bằng cách sử dụng các vi cầu thủy tinh để tăng sức nổi và chống lại áp suất 1.000 mét - gấp hơn 100 lần những gì con người trải qua ở mực nước biển.  Xuất phát từ một ý tưởng năm 2014, dự án đã có một hành trình dài cải tiến để thực hiện những chuyến thám hiểm đến các thành phố bị mất tích dưới nước, các rạn san hô và xác tàu sâu. Những đổi mới của OceanOneK cũng đặt nền móng cho các dự án kỹ thuật dưới nước quan trọng hơn như sửa chữa tàu thuyền, cầu tàu và đường ống.
Nhưng Khatib và nhóm của ông còn có ước mơ lớn hơn là khám phá không gian. Khatib cho biết Cơ quan Vũ trụ Châu Âu đã bày tỏ sự quan tâm đến robot. Một thiết bị xúc giác trên Trạm Vũ trụ Quốc tế sẽ cho phép các phi hành gia tương tác với robot.                                         
Theo: khoahoc.tv
Send Print  Back
The news brought
Robot bác sĩ liên hành tinh sẽ làm việc cho NASA 8/12/2022
Thiết kế chế tạo thiết bị xác định tỷ lệ sáp trong trái dừa 8/5/2022
Thiết kế, chế tạo robot hàn tự động 6 bậc 8/5/2022
Công nghệ thu hồi khí hidrocarbon 8/3/2022
Máy tuyển nổi quặng kim loại màu kiểu thùng trụ tròn (Tankcell) 8/3/2022
Chế tạo khuôn đùn ép sản phẩm nhôm định hình phục vụ công nghiệp hỗ trợ 8/3/2022
Công nghệ chế tạo thép đúc hợp kim mác CA15 để làm vỏ lót trục nghiền clinker trong sản xuất xi măng 8/3/2022
Công nghệ sản xuất mực in sử dụng cho máy in kỹ thuật số trong công nghiệp sản xuất gạch ốp lát 8/3/2022
Công nghệ sản xuất thiếc 99,99% Sn bằng phương pháp điện phân tinh luyện có màng ngăn 8/3/2022
Công nghệ khai thác tối ưu khoáng titan-zircon trong tầng cát đỏ Bình Thuận 8/2/2022
Công ty Mỹ phát triển công nghệ nói chuyện với động vật 8/2/2022
SELPHY CP1500: Máy in ảnh nhỏ gọn mới nhất năm 2022 của Canon 8/1/2022
Biến nhện chết thành 'robot xác sống' 7/27/2022
Trực thăng tự lái trên biển sâu 7/27/2022
Ứng dụng máy bay không người lái trong sản xuất nông nghiệp 7/26/2022













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119991262 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn