Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Nga lần đầu công khai mô hình trạm vũ trụ tương lai 8:50 AM,8/17/2022

Mô hình trạm vũ trụ mới có tên Trạm Quỹ đạo Nga (ROS) được Roscosmos giới thiệu tại Diễn đàn Quân sự Kỹ thuật quốc tế Army-2022, RT đưa tin.

Theo cơ quan này, Tập đoàn Vũ trụ Energia, một bộ phận của Roscosmos, đang xây dựng bản phác thảo trạm vũ trụ tương lai. Việc triển khai trạm vũ trụ sẽ được tiến hành theo 2 giai đoạn.

Trong giai đoạn một, Nga sẽ phóng 4 bộ phận lên vũ trụ bao gồm trục chính của trạm, khoang năng lượng khoa học, lõi và cổng ra vào trạm. Trong giai đoạn này, sẽ có 2 phi hành gia làm việc tại trạm.

Ở giai đoạn 2, Nga sẽ phóng thêm 2 cấu phần nữa để bổ sung cho trạm vũ trụ. Khi đó, số thành viên phi hành đoàn sẽ tăng lên thành 4.

"Trong số các đặc điểm và tính năng mới của trạm, các nhà phát triển nhấn mạnh tiềm năng năng lượng khổng lồ dành cho các sứ mệnh, sự thống nhất của các cấu phần, khả năng tương tác với các nhóm vệ tinh thế hệ tiếp theo và nhiều chế độ hoạt động tương lai", Roscosmos tuyên bố.

Tuy vậy, Roscosmos không cho biết khi nào các bộ phận của trạm vũ trụ mới được đưa lên không gian, hay thời điểm trạm này đi vào hoạt động.

Từ năm 2021, Giám đốc thiết kế tàu vũ trụ của Tập đoàn Energia Vladimir Solovyov đã tiết lộ kế hoạch xây dựng trạm vũ trụ mới. Ông Solovyov khi đó nói trạm vũ trụ có khả năng đi vào vận hành từ 2028.

Tháng 7, Giám đốc Roscosmos Yury Borisov cho biết Nga sẽ rút khỏi trạm vũ trụ quốc tế ISS sau năm 2024. Tuy nhiên sau đó, một quan chức của Roscosmos đính chính rằng việc rút khỏi ISS sẽ phụ thuộc vào tình trạng kỹ thuật của trạm vũ trụ.

Theo kế hoạch, NASA sẽ tiếp tục sử dụng ISS đến năm 2030. Cựu Giám đốc Roscosmos Dmitry Rogozin dự đoán trạm vũ trụ ISS sẽ không thể tiếp tục hoạt động vào năm 2028 trừ khi được đầu tư khoản tiền lớn để sửa chữa.

                                                                                  Nguồn: khoahoctv.vn


Send Print  Back
The news brought
Phao cứu sinh điều khiển từ xa 3/7/2022
Nhật Bản thí điểm ‘công nghệ trẻ em’ giúp việc nuôi con nhỏ dễ dàng hơn 3/2/2022
Bà mẹ làm nôi chiếu đèn chữa bệnh vàng da cho trẻ 3/1/2022
Phát minh pin nhỏ nhất thế giới, chỉ bằng một hạt bụi 3/1/2022
Trung Quốc dùng công nghệ hạt nhân để diệt muỗi 8/27/2021
YouTube thêm công nghệ giúp người dùng dễ tìm thấy video mong muốn 8/24/2021
Dùng ánh sáng mặt trời để tạo hydro 8/10/2021
Giày tích hợp trí tuệ nhân tạo giúp người khiếm thị tránh chướng ngại vật 7/26/2021
LG PuriCare thế hệ mới tích hợp micro và loa 7/26/2021
Ứng dụng ATM thông minh phát gạo cho người dân 7/20/2021
Sạc điện thoại bằng... mồ hôi tay 7/20/2021
Trung Quốc đề xuất phóng loạt tên lửa đẩy tiểu hành tinh bay xa Trái Đất 7/12/2021
Ứng dụng công nghệ sinh trắc xác thực vân tay trên thẻ CCCD gắn chíp chống lạm dụng quỹ BHXH, BHYT 6/29/2021
Công nghệ biến mắt kính thông thường thành kính nhìn xuyên đêm tối 6/25/2021
Nhóm thầy trò dành 5 năm sáng chế thiết bị chiếu sáng không cần điện 9/18/2020













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119962040 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn