Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Kính viễn vọng FAST của Trung Quốc phát hiện manh mối mới về các vụ nổ vũ trụ bí ẩn 10:02 AM,9/28/2022

Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, các vụ nổ vũ trụ là những tia sáng vô tuyến cực mạnh ở sâu trong vũ trụ (các vụ nổ vô tuyến nhanh - FRB), chỉ xuất hiện trong vài mili giây, nhưng cho năng lượng tương đương với lượng năng lượng tạo ra từ Mặt Trời trong một năm.


Vào năm 2007, các nhà vật lý thiên văn đã lần đầu phát hiện vụ nổ vô tuyến nhanh. Kể từ đó, hàng trăm tia sáng vũ trụ tương tự đã được khám phá. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhà khoa học nào có thể làm rõ nguồn gốc và bản chất vật lý của chúng.


Các nghiên cứu trước đây cho rằng vụ nổ vô tuyến nhanh đầu tiên được phát hiện từ Dải Ngân hà, bắt nguồn từ sao từ - là một loại sao neutron có từ trường cực mạnh. Tuy nhiên, những quan sát gần đây của các nhà khoa học Trung Quốc và Mỹ đã thách thức quan điểm phổ biến về nguồn gốc và bản chất vật lý của các vụ nổ vũ trụ.


Ông Zhang Bing, nhà vật lý thiên văn tại Đại học Nevada, Las Vegas, cho biết: “Rõ ràng các vụ nổ vũ trụ bí ẩn hơn những gì chúng ta tưởng tượng. Cần có thêm nhiều chiến dịch quan sát đa bước sóng để khám phá thêm bản chất của hiện tượng này”.


Các nhà nghiên cứu đã sử dụng kính thiên văn FAST khổng lồ ở tỉnh Quý Châu, tây nam Trung Quốc để tiến hành quan sát hiện tượng từ tháng 4 đến tháng 6/2021. Nhóm nghiên cứu do các nhà khoa học từ Đại học Bắc Kinh và Đài quan sát thiên văn quốc gia Trung Quốc dẫn đầu. Họ đã phát hiện 1.863 vụ nổ trong 82 giờ kéo dài 54 ngày từ một nguồn phát nổ vô tuyến nhanh đang hoạt động, có tên FRB 20201124A ở một thiên hà bên ngoài thiên hà của chúng ta.


Theo phát hiện công bố trên Tạp chí Nature hôm 21/9, giới nghiên cứu đã phát hiện các vòng quay bất thường, xuất hiện trong thời gian ngắn thông qua sử dụng thước đo vòng quay Faraday, một công cụ quan trọng trong đo từ trường. Trước đây, các nhà khoa học tin rằng những vòng quay này không biến đổi.


“Sự biến đổi này có nghĩa là môi trường xung quanh rất phức tạp. Mật độ của các hạt và từ trường thay đổi nhanh chóng”, ông Wang Fayin, đồng tác giả của nghiên cứu và là giáo sư của trường thiên văn và khoa học vũ trụ thuộc Đại học Nam Kinh, nhận định.

Để quan sát thiên hà chủ của FRB, nhóm nghiên cứu cũng sử dụng kính thiên văn Keck đặt tại Mauna Kea ở Hawaii. Ông Zhang cho biết mọi người từng nghĩ rằng các sao từ trẻ sẽ chỉ xuất hiện trong các vùng hình thành sao đang hoạt động của một thiên hà, nhưng FRB lại nằm trong vùng không có hoạt động nào như vậy.


Người ta cũng cho rằng FRB tồn tại trong thiên hà có mật độ sao cao, nhưng nhóm nghiên cứu nhận thấy FRB không nằm ở đó. Kết quả này cung cấp manh mối mới về nguồn gốc của các vụ nổ vô tuyến nhanh.


Trong một nghiên cứu riêng biệt được công bố trên Tạp chí Nature Communications, Giáo sư Wang tại Đại học Nam Kinh cho biết nguồn phát nổ vô tuyến nhanh có thể bắt nguồn từ một hệ nhị phân có chứa một sao từ và một sao Be khối lượng lớn. Sao Be là một tập hợp các sao không đồng nhất.


Ông cho biết mô hình mới này cung cấp những manh mối quan trọng để giải thích nguồn gốc của các vụ nổ vô tuyến nhanh, đồng thời là lời giải cho nguồn gốc của 3 vụ nổ vô tuyến nhanh được phát hiện gần đây.

Nguồn: baotintuc.vn

Send Print  Back
The news brought
Phát động Chiến dịch làm sạch mã độc trên không gian mạng 9/23/2022
Triển khai sử dụng nền tảng công dân số ở Đà Nẵng 9/23/2022
Đan Mạch đầu tư phát triển máy tính lượng tử dành riêng cho khoa học đời sống 9/23/2022
Tên lửa Mặt Trăng của NASA vượt qua thử nghiệm nhiên liệu 9/22/2022
Ứng dụng giúp người Đà Nẵng giám sát hành trình xe cấp cứu 9/22/2022
Huawei ra mắt loạt giải pháp công nghệ số hoá mới 9/22/2022
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong đời sống 9/22/2022
Nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giám định BHYT 9/21/2022
Dùng trí tuệ nhân tạo thúc đẩy nghiên cứu, phát triển dược phẩm mới 9/21/2022
Hệ thống IoT giám sát và phát hiện nguồn phóng xạ thất lạc 9/14/2022
Tạo thành công oxy trên sao Hoả 9/5/2022
THÚC ĐẨY “NHÀ MÁY THÔNG MINH” TẠI VIỆT NAM VỚI NHIỀU GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ 8/31/2022
Quản lý dữ liệu Internet vạn vật ( IoT ) thông minh với Blockchain 8/25/2022
Truyền dữ liệu không dây qua sóng siêu âm trong môi trường kim loại, môi trường dễ nổ 8/25/2022
Dùng AI chuyển văn bản thành ảnh 8/24/2022













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119995098 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn