Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Ứng dụng tế bào gốc tủy xương trong điều trị 10:52 SA,15/03/2018

Đội ngũ y, bác sĩ và cộng sự tại Bệnh viện Trung ương Huế đã nghiên cứu ứng dụng thực tế thành công tế bào gốc tuỷ xương trong điều trị chậm liền xương và khớp giả.

Điều trị các trường hợp chậm liền xương hay khớp giả sau gãy xương vẫn còn là thách thức lớn đối với ngành phẫu thuật Chấn thương Chỉnh hình và Tạo hình trong việc bảo tồn đoạn chi. Nghiên cứu phối hợp sử dụng tế bào gốc điều trị chậm liền xương hay khớp giả là một trong những phương pháp đang được tập trung nhiên cứu mạnh mẽ trên thế giới trong những năm gần đây. Những nghiên cứu này mở ra khả năng mới trong việc điều trị những bệnh lý trên.

Từ nghiên cứu thực nghiệm trên động vật đạt kết quả tốt, bác sĩ Lê Thừa Trung Hậu và các cộng sự tại Bệnh viện Trung ương Huế được Hội đồng khoa học Bệnh viện thông qua nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc trên lâm sàng. Hai nghiên cứu điều trị can thiệp tối thiểu chậm liền xương và khớp giả bằng bơm tế bào gốc qua da và ghép tế bào gốc tủy xương tự thân trong điều trị chậm liền xương và khớp giả đã được ứng dụng thực tế.

Với phương pháp này, khoảng 350 ml máu tủy xương được lấy từ xương cánh chậu của bệnh nhân được xử lý tách chiết và cô đặc tại phòng thí nghiệm trong điều kiện vô trùng tuyệt đối cho ra khoảng 80ml tế bào gốc tủy xương. Lượng tế bào gốc này được phân tích để xác định tỉ lệ tế bào sống, mật độ tế bào và sự vô khuẩn trước khi đưa trở lại cơ thể bệnh nhân. Tế bào gốc được bơm trực tiếp vào ổ gãy không liền xương dưới hướng dẫn màng hình tăng sáng. Quy trình này bao gồm nhiều công đoạn phức tạp đòi hỏi trình độ của đội ngũ bác sĩ và thiết bị y tế với công nghệ cao.

ThS. Bác sĩ Phan Thị Thúy Hoa, Phó Giám đốc Trung tâm Huyết học Truyền máu – Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, trong tất cả các công đoạn của quy trình thì quy trình nào cũng khó, ví dụ ngay cả khi tách tế bào gốc của bệnh nhân, tách cho được 250-350 ml dịch tủy xương cũng là một vấn đề đòi hỏi bác sĩ thực hành chọc tủy với thao tác rất thành thạo...

Áp dụng mới này không những giúp làm tăng tỷ lệ liền xương mà còn mở ra triển vọng tạo ra quy trình điều trị phối hợp thay thế xương bị thiếu và khuyết trong khớp giả hoặc khuyết hổng xương. Quy trình này cho phép không cần phải lấy một lượng xương lớn xương ghép tự thân, do đó giúp làm giảm 1 phẫu thuật lấy xương ghép và giảm nhiều biến chứng tại chổ. Và đặc biệt có ý nghĩa trong những trường hợp không thể lấy đủ xương tự thân trên bệnh nhân.

Song song với nghiên cứu, ứng dụng phương pháp điều trị mới, các bác sĩ tại Bệnh viện Trung ương Huế đã có những nghiên cứu đối chứng. Phương pháp ghép tế bào gốc tủy xương tự thân cho kết quả điều trị rất tốt so với những phương pháp truyền thống.

TS. Bác sĩ Lê Thừa Trung Hậu, Chủ nhiệm đề tài, Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, song song với biện pháp thực nghiệm điều trị tế bào gốc ghép xương trên khớp giả mình làm một lô song song đối chứng cùng thời điểm và điều trị khớp giả chậm liền xương bằng phương pháp cổ điển. So sánh kết quả hai nhóm thì thấy tỉ lệ liền xương giữa hai nhóm là như nhau. THời gian liền xương của nhóm tế bào gốc rất nhanh rất sớm, trung bình sau 3 tháng.

Quy trình ứng dụng tế bào gốc tự thân, kết hợp trong điều trị các bệnh lý khớp giả và khuyết hổng xương là quy trình mới với kỹ thuật tiên tiến có hàm lượng nghiên cứu khoa học cao đang được ứng dụng tại Việt Nam, đóng góp những nguồn tư liệu về ứng dụng liệu pháp tế bào gốc trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình cho cộng đồng nghiên cứu khoa học của Việt Nam và thế giới.

PGS.TS. Nguyễn Duy Thăng, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, hiện tế bào gốc trên thế giới cũng giống như Việt Nam còn là “mảnh đất đang bỏ hoang”, mới sơ khai. Hiện nay,  ứng dụng y học Việt Nam trong tế bào gốc rất lớn. Tại Bệnh viện Trung ương Huế đã ứng dụng trong điều trị ung thư vú, ung thư buồng trứng đã thành công. Đây là một đề tài độc lập cấp Nhà nước đã được nghiệm thu, được Bộ KH&CN và Bộ Y tế đánh giá cao. Thứ hai là ứng dụng trong chậm liền xương cũng được đánh giá cao và hiện đang mở rộng với một số bệnh mãn tính. Đây là cơ hội để ngành y học Việt Nam có thể phát triển.

Với phương pháp ghép tế bào gốc tủy xương tự thân này, bệnh nhân từ tình trạng thương tật do biến chứng của gãy xương hoặc có nguy cơ cao bị tàn phế do cắt tứ chi sẽ được điều trị với tỉ lệ liền xương cao. Bệnh nhân có thể trở lại sinh hoạt và lao động như trước đây, giảm gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội.

Chị Lê Thị Hồng Hoa là một bệnh nhân gãy xương đùi do tai nạn giao thông, chấn thương của chị Hoa thông thường sau điều trị sẽ để lại di chứng như phải dùng nạng. Hoạt động của chân bị chấn thương kém linh hoạt. Chị Hoa đã được điều trị bằng phương pháp ghép tế bào gốc. Sau khoảng 1 năm thời điểm điều trị, từ người ngồi trên xe lăn một thời gian, phải đi bẳng hai nạng, đến nay chị không cần phải dùng đến nạng, kết quả trên x quang không thấy ổ gãy nữa, xương đã liền trở lại bình thường.

Việc hỗ trợ điều trị thành công các bệnh lý phức tạp và khó điều trị trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình như chậm liền xương, khớp giả mất đoạn xương... giúp rút ngắn quá trình điều trị của bệnh nhân, giảm chi phí điều trị, tiết kiệm chi phí cho gia đình. Đây cũng là một thành công lớn của Bệnh viện Trung ương Huế.

Nguồn: truyenthongkhoahoc.vn

Gửi bài này In bài này  Trở về
Các tin đã đưa
Đánh giá đặc điểm di truyền gen của người Việt Nam 26/01/2018
Mô hình mô phỏng 3D trong giải phẫu học 17/01/2018
Siêu keo giúp "băng bó" nhãn cầu bị tổn thương chỉ trong vòng vài phút 25/12/2017
Dấu ấn đặc biệt của đề tài nghiên cứu triển khai ghép thận tại Việt Nam 22/12/2017
Đột phá công nghệ tế bào giúp tự tái tạo các bộ phận trên cơ thể người 22/12/2017
Bàn chải đánh răng kiểu mới, chỉ cần gắn vào mồm và 3 giây là sạch bong 21/12/2017
Ứng dụng xạ trị Proton và hạt nặng (heavy ion) trong điều trị ung thư – một tiến bộ mới của Y học thế giới 21/12/2017
Phẫu thuật trình diễn và hội thảo khoa học về bệnh lý cột sống 21/12/2017
Niềm hy vọng mới trong cuộc chiến chống HIV/AIDS 05/12/2017
Giải trình tự hệ gen loài vi tảo biển dị dưỡng của Việt Nam Schizochytrium mangrovei PQ6 24/11/2017
Sử dụng tơ nhện làm máy trợ thính nhạy hơn 24/11/2017
Kỹ thuật mới phá hủy tế bào ung thư ngay trong vòng 3 ngày 20/11/2017
Can thiệp thành công các ca tim mạch cho bệnh nhân nhi bằng kỹ thuật mới 14/11/2017
Tiếp cận ngoại khoa, phương pháp mới trong điều trị ung thư 14/11/2017
Giới khoa học tìm ra cách thần kỳ để trẻ hóa tế bào người 13/11/2017













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Đăng Ký   |    Đăng Nhập   
Số lượt truy cập: 119053116 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn