Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Tạo tính trạng tốt cho đậu thuần dưỡng qua lai chéo với đậu hoang 10:53 SA,15/03/2018

Khi hướng đến tăng năng suất cây trồng, có thể sức đề kháng đối với sâu bệnh của cây bị suy giảm khiến cho cây dễ bị sốc, dịch bệnh, sâu bệnh hay bị ảnh hưởng mạnh do biến đổi khí hậu. Để giảm thiểu những tác hại này, các nhà khoa học thường nghiên cứu những chi hoang dã đang sống trong những điều kiện bất lợi trong tự nhiên của loài cây đang nghiên cứu. Chúng có một số gen hữu ích, với các tính trạng tốt, có khả năng đề kháng cao với bệnh tật và khả năng chống chịu tốt với các điều kiện khắc nghiệt của môi trường.

Trong một nghiên cứu mới được tiến hành gần đây tại Viện Nghiên cứu quốc tế về cây trồng cho vùng nhiệt đới bán sa mạc (International Crops Research Institute for the Semi-Arid Tropics, ICRISAT) ở Patancheru - Ấn Độ, các nhà khoa học đã có những tiến bộ đáng kể trong việc di truyền những đặc tính kháng bệnh và kháng stress từ một số cây họ đậu hoang dại sang các giống đã thuần hóa.

Các cây họ đậu, chẳng hạn như loài chickpea, pigeonpea và đậu phộng, có thể phát triển trong điều kiện lượng mưa ít và đất khô hạn của khu vực nhiệt đới bán khô cằn. Tuy nhiên, chúng lại chịu tác động mạnh của các loại bệnh hại, côn trùng, stress nhiệt và độ mặn đến quá trình sinh trưởng và phát triển, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Trong khi đó, một số chi hoang dã của các loài này lại có khả năng kháng sâu bệnh mạnh. “Phát hiện và đưa các gen hữu ích từ các chi hoang dã vào cây giống sẽ giúp cải thiện năng suất cây trồng”, Shivali Sharma, tác giả chính của nghiên cứu nói.

Thông thường, rất khó có thể lai trực tiếp giữa cây đã thuần hóa với các chi hoang dã của chúng. Trong số tám chi chickpea hoang dã, chỉ có một chi có thể lai chéo với đậu chickpea đã thuần hóa để tạo ra các cây con.

Tương tự, các giống đậu phộng hoang dã cũng có khả năng đề kháng cao đối với các loài nấm gây bệnh. Nhưng việc lai tạo trực tiếp giữa đậu phộng hoang dã và đậu phộng đã thuần hóa là không đơn giản, vì chúng có cách sắp xếp DNA khác nhau trong tế bào. Phần lớn các giống đậu phộng hoang dã là lưỡng tính: DNA của chúng được sắp xếp trong hai bộ nhiễm sắc thể trên mỗi tế bào, giống như người. Trong quá trình sinh sản, một bộ lấy từ cơ quan sinh sản đực và bộ kia từ cơ quan sinh sản cái. Còn các giống đậu phộng đã thuần là nhóm tứ bội. Tế bào của chúng chứa bốn bộ nhiễm sắc thể, gọi là ploidy, khiến rất khó có thể lai chéo trực tiếp với các giống hoang dã. Sharma nói: "Phải mất khá nhiều thời gian và nguồn lực để khắc phục những thách thức này. Đây là lý do khiến cho các nhà lai tạo không muốn sử dụng trực tiếp các loài hoang dã để tạo giống”.

Sharma và đồng nghiệp đã lai tạo những giống đậu phộng hoang dại có tế bào chứa bốn bộ nhiễm sắc thể và xác định những giống kháng nấm bệnh. Sau đó, chúng được cho lai với các giống đậu phộng đã thuần để tạo ra giống mới có sức đề kháng và năng suất cao. Các nhà sản xuất giống sau đó có thể trực tiếp cho lai các dòng hoang dã có khả năng kháng nấm với giống đã thuần hóa để tạo ra các giống mới. Điều này rất quan trọng và đem lại nhiều lợi ích kinh tế.

Nguồn: Science Daily

Gửi bài này In bài này  Trở về
Các tin đã đưa
Thực vật tăng chất béo nhờ tích tụ thừa đường trong lá 15/03/2018
Hệ thống tưới nhỏ giọt giảm từ 30 đến 60% nước so với phương pháp tưới truyền thống 15/03/2018
Tạo ra cà chua có đặc tính chống oxy hóa cao bằng kỹ thuật di truyền 15/03/2018
Nghiên cứu công nghệ chế biến một số sản phẩm từ củ khoai lang tím giống Nhật Bản 07/03/2018
Nghiên cứu một số giải pháp tổng hợp nhằm giảm thiểu tỷ lệ hao hụt lợn con theo mẹ trong chăn nuôi trang trại, gia trại ở Việt Nam 07/03/2018
Ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn đến hiệu quả kinh tế và phát thải khí methane trong chăn nuôi bò sữa 07/03/2018
Đánh giá khả năng chịu hạn trong điều kiện nhân tạo của một số dòng/giống lạc làm vật liệu phục vụ công tác chọn tạo giống 07/03/2018
Hoàn thiện qui trình công nghệ bảo quản vải thiều bằng công nghệ CAS (Cells Alive System) phục vụ xuất khẩu sang thị trườngNhật Bản 26/01/2018
Giống lúa N25 17/01/2018
Giống ngô lai VN5885 17/01/2018
Giống dứa H180 17/01/2018
Quy trình công nghệ sản xuất zeolite Cu2+ 17/01/2018
Giống lúa Hương cốm 4 17/01/2018
Giống ngô lai đơn TC14-1 17/01/2018
Hệ thống sấy thăng hoa DS-10 17/01/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Đăng Ký   |    Đăng Nhập   
Số lượt truy cập: 119054255 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn