Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

“Nghiên cứu đặc điểm xuất hiện nhiễu loạn điện ly, nhấp nháy điện ly khu vực Việt Nam phục vụ cho ứng dụng định vị dẫn đường bằng vệ tinh”. Mã số đề tài: VAST01.02/15-16 11:25 SA,26/06/2018

Chủ nhiệm đề tài:TS. Trần Thị Lan

Đơn vị thực hiện:Viện Vật lý địa cầu

Thời gian thực hiện:2015 - 2016

Tổng kinh phí:600tr

Xếp loại đề tài:Xuất sắc

Mục tiêu đề tài:

- Sử dụng số liệu thăm dò thẳng đứng tầng điện ly và số liệu thu nhận từ hệ thống vệ tinh GPS tại Việt Nam để nghiên cứu đặc điểm xuất hiện nhiễu loạn mật độ điện tử trong tầng điện ly.

- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhiễu loạn điện ly lên quá trình truyền tín hiệu vệ tinh GPS trong khu vực Việt Nam, phục vụ cho mục tiêu ứng dụng định vị dẫn đường bằng vệ tinh.

Kết quả đạt được

-  Về khoa học: Trên cơ sở kết hợp toàn bộ các số liệu thăm dò thẳng đứng tầng điện ly và số liệu thu được từ hệ thống các máy thu tín hiệu vệ tinh GPS ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2006 đến 2013 để nghiên cứu đặc trưng xuất hiện nhiễu loạn và nhấp nháy điện ly, chúng tôi thu được một số kết quả như sau:

+ Nhiễu loạn điện ly ở khu vực Việt Nam chủ yếu xuất hiện trong khoảng thời gian sau khi Mặt trời lặn đến khoảng giữa đêm địa phương, thường tập trung vào những tháng phân điểm trong năm và vào những năm Mặt trời hoạt động mạnh. Vùng tập trung hoạt động nhiễu loạn điện ly nằm trong khoảng vĩ độ từ từ 10oN đến 23oN, bao phủ vùng đỉnh dị thường điện ly xích đạo phía Bắc Việt Nam. Sử dụng hệ thống 3 máy thu tín hiệu GPS một tần số JAVAD LGG100, chúng tôi tính được vận tốc trôi dạt của các khối nhiễu loạn trong bọng plasma quan sát tại Phú Thụy đạt khoảng từ 70 đến 180m/s với xu hướng trôi dạt về hướng Đông.

+ Ở khu vực Việt Nam, nhấp nháy điện ly xuất hiện khá thường xuyên vào những năm Mặt trời hoạt động mạnh, tập trung vào các tháng phân điểm hàng năm và vào khoảng thời gian sau khi Mặt trời lặn đến khoảng giữa đêm địa phương. Kết quả nghiên cứu phân bố theo hướng và theo không gian cho thấy nhấp nháy điện ly xuất hiện chủ yếu trong vùng góc nhìn vệ tinh nhỏ hơn 40o, xuất hiện tập trung nhiều về phía Nam của trạm Phú Thụy, và ở vùng phía Bắc và phía Nam của trạm Huế và Hóc Môn trong một số góc phương vị. Có một sự tập trung xuất hiện nhấp nháy trong vùng từ 13o đến 21oN, đây là vùng trong và gần đỉnh dị thường điện ly xích đạo và thường quan sát thấy từ trạm Phú Thụy và trạm Huế.

+ Kết quả thống kê hiện tượng mất tín hiệu vệ tinh cho thấy mối liên hệ với hoạt động nhấp nháy điện ly, gia tăng vào giai đoạn nhấp nháy xuất hiện và thường tập trung trong vùng nhấp nháy điện ly mạnh. Ngoài ra, còn những nguyên nhân khác gây ra hiện tượng mất tín hiệu quan sát cần được nghiên cứu thêm trong thời gian tới.

+ Từ các kết quả nghiên cứu về hoạt động nhấp nháy điện ly ở Việt Nam cho thấy mức độ ảnh hưởng của nhấp nháy lên tín hiệu vệ tinh GPS gia tăng vào những tháng phân điểm hàng năm và vào giai đoạn Mặt Trời hoạt động mạnh. Tín hiệu vệ tinh truyền trong vùng phía Bắc sẽ bị ảnh hưởng mạnh hơn vùng phía

Những đóng góp mới:

- Lần đầu tiên sử dụng dao động pha tín hiệu vệ tinh để chỉ ra hoạt động nhiễu loạn điện ly khu vực Việt Nam. Các đặc trưng xuất hiện, sơ đồ phân bố nhiễu loạn được đưa ra. 

- Xây dựng được giới hạn lọc biên độ nhấp nháy cho ba máy thu GSV4004 ở Việt Nam có độ tin cậy. Lần đầu tiên cung cấp các kết quả thống kê sự xuất hiện nhấp nháy một cách đầy đủ. Xây dựng được sơ đồ phân bố nhấp nháy và xác định được vùng nhấp nháy hoạt động ở Việt Nam. 

Nguồn: Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

Gửi bài này In bài này  Trở về
Các tin đã đưa
Công nghệ mới này có thể thấy cơ thể bạn xuyên tường 22/06/2018
Công nghệ giọng nói thông minh hỗ trợ mua sắm trực tuyến lên ngôi 21/06/2018
Ứng dụng công nghệ an ninh thông minh chống bạo hành y tế 19/06/2018
Phát triển công nghệ dùng sóng não làm mật khẩu 18/06/2018
Xây dựng hệ thống thí nghiệm tự động thu thập, lưu trữ tín hiệu và đo đạc dòng chảy bọt hai pha không có hoặc có trao đổi nhiệt chất. Mã số đề tài: VAST01.01/16-17 14/06/2018
Microchip giới thiệu hai dòng sản phẩm mới PIC18 Q10 và ATtiny1607 06/06/2018
Công nghệ mới giúp nhận dạng con người qua dáng đi 01/06/2018
Nga chế tạo radar quang tử công nghệ mới phát hiện các thiết bị bay không người lái cỡ trung 01/06/2018
Ra mắt các thiết bị mang tính cách mạng khám phá không gian 30/05/2018
Hệ thống chống xâm nhập mạng dựa trên phần cứng tái cấu hình 16/04/2018
Việt Nam phóng vệ tinh Micro Dragon vào cuối năm 2018 12/04/2018
Màn hình tinh thể lỏng mới mỏng như tờ giấy, mềm dẻo, bền và rẻ 10/04/2018
Truy xuất nguồn gốc theo xu hướng “4.0” tại Đồng Nai 30/03/2018
Công nghệ giám sát bản quyền âm nhạc trên truyền hình và radio 17/01/2018
Hệ thống chỉ số trích dẫn khoa học của Việt Nam (VCI) 17/01/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Đăng Ký   |    Đăng Nhập   
Số lượt truy cập: 119063811 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn