Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Chế tạo thành công cánh tay máy… có sự sống 4:06 CH,29/06/2018

Kết cấu nửa người nửa máy (Cyborg) có lẽ sẽ không còn chỉ xuất hiện trong các bộ phim khoa học viễn tưởng, mà sẽ hiện diện ngay bên cạnh chúng ta, ở một tương lai không xa, nhờ vào thành tựu mà các nhà khoa học Nhật Bản vừa gặt hái được mới đây.

Một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Trường đại học Tokyo, Nhật Bản mới đây đã thành công trong việc kết hợp các chi tiết máy móc kim loại và mô sống, để tạo nên một cánh tay robot sinh học có thể cử động được.

Trên thực tế, ý tưởng về một robot sinh học đã được giới khoa học thử nghiệm trong suốt hàng thập kỷ qua. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất của việc hiện thực hóa ý tưởng này lại không nằm ở khâu chế tạo, mà chính là việc duy trì nó.

Cánh tay robot sinh học vừa được ra mắt đã giữ được “sự sống” của mình trong một thời hết sức ấn tượng. Do đó, sản phẩm này được coi là đã mở ra một trang mới cho lĩnh vực chế tạo robot sinh học.

Để chế tạo cỗ máy “lai” đặc biệt này, các nhà khoa học đã sử dụng đến một khối cơ, vốn được nuôi cấy từ mô cơ của một con chuột con, để lắp đặt vào khung xương của cánh tay robot bằng kim loại và nhựa. Việc điều khiển “kết cấu lai” được tiến hành bằng các điện cực. Cụ thể, bộ phận này sẽ tạo ra dòng điện kích thích khối cơ, dẫn đến sự co và duỗi của các bó cơ. Được biết, nguyên mẫu này có thể “sống” tốt trong vòng một tuần, mà không mất đi chức năng cơ bản của mình.

Hai bó cơ, nằm ở hai bên khung xương sẽ cùng hợp tác để cử động cánh tay máy. Cơ chế vận hành mô phỏng lại chính cơ thể người: khi bó cơ bên này gập thì bên kia sẽ duỗi ra một cách nhịp nhàng- Đại diện của nhóm nghiên cứu cho biết.

Trong các thử nghiệm bước đầu, cánh tay robot sinh học này đã có thể nhặt một chiếc vòng nhỏ và đặt nó vào móc. Dẫu vậy, thiết kế này vẫn còn nhiều điểm kém hoàn thiện, đặc biệt là lực tạo ra khá yếu, hay việc nó chỉ tồn tại được trong môi trường nước.

Nguồn: Dantri

Gửi bài này In bài này  Trở về
Các tin đã đưa
Mỹ chế tạo siêu máy tính mạnh nhất thế giới 29/06/2018
Loa thông minh MILO: Góp phần mang lại cuộc sống an toàn, tiện lợi gia đình Việt 29/06/2018
Kỹ thuật kính hiển vi tiến bộ cho thấy vai trò bất ngờ của nước đối với khả năng lưu trữ năng lượng của vật liệu 28/06/2018
Công nghệ mới giúp sạc đầy pin chỉ trong vòng chưa đến 30 giây 28/06/2018
Ôtô điện đầu tiên sản xuất hoàn toàn bằng công nghệ in 3D 28/06/2018
Độc đáo loại pin mặt trời tạo ra điện từ những giọt... mưa! 28/06/2018
Robot chạy nhảy giống hệt con người gây sốt 28/06/2018
Robot trong suốt và mềm giống lươn có thể bơi nhẹ nhàng ở dưới nước 28/06/2018
Găng tay chụp cộng hưởng từ được các mô mềm khi tay cử động 28/06/2018
Máy bay chạy điện và sứ mạng thay đổi cách chúng ta di chuyển chặng ngắn giữa các thành phố 28/06/2018
Lộ diện máy tính chỉ bằng một góc nhỏ hạt gạo 28/06/2018
Robot làm bánh burger trong 5 phút, không cần con người "động móng tay" 28/06/2018
Trung Quốc sáng chế UAV chim bồ câu bịt mắt radar 28/06/2018
Da điện tử giúp người cụt chi cảm nhận được cảm giác đau và đồ vật 28/06/2018
Bắc Kinh triển khai dịch vụ giao hàng bằng robot 28/06/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Đăng Ký   |    Đăng Nhập   
Số lượt truy cập: 119978082 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn