Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Chương trình Ứng dụng công nghệ cao để sản xuất một số loại rau, hoa theo hướng nông nghiệp đô thị 11:06 SA,04/07/2018

Hiện nay, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đang diễn ra rất nhanh khiến cho diện tích đất nông nghiệp ở các đô thị đang dần bị thu hẹp. Mặt khác, dân số đô thị tăng nhanh nên nhu cầu cung cấp lương thực, thực phẩm ngày càng tăng với số lượng lớn; vành đai xanh sản xuất nông nghiệp cũng cần được thiết lập để phục vụ phát triển đô thị bền vững. Vì vậy nông nghiệp đô thị (NNĐT) đã trở thành một trong những xu thế trong quá trình phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam.

Việt Nam tuy là nước có tỷ trọng nông nghiệp khá lớn (trên 70%), nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, mô hình NNĐT hiện nay chưa được định hình, chưa có định hướng theo kế hoạch cụ thể, còn tự phát và thay đổi tạm thời theo cơ chế thị trường. Với những yêu cầu hết sức riêng biệt như: quỹ đất eo hẹp nhưng đòi hỏi năng suất cao; sản phẩm có chất lượng cao, giá trị lớn; hoạt động sản xuất không gây ô nhiễm môi trường, NNĐT cần có những mô hình mang tính "đột phá" để giúp cho giá trị sản xuất nông nghiệp tăng và sản phẩm nông sản xuất khẩu hiệu quả.

Từ các vấn đề thực tiễn trên, Chương trình "Ứng dụng công nghệ cao để sản xuất một số loại rau, hoa theo hướng nông nghiệp đô thị" được thực hiện để xây dựng các quy trình công nghệ kỹ thuật cao giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm rau, hoa với giá cả cạnh tranh so với hàng ngoại nhập, sản phẩm an toàn, hoạt động sản xuất không gây ô nhiễm môi trường và xây dựng các mô hình sản xuất rau hoa theo hướng công nghệ cao phù hợp với đô thị Tiền Giang.

Chương trình do Trung tâm Kỹ thuật và Công nghệ Sinh học Tiền Giang chủ trì, TS Nguyễn Hồng Thủy làm chủ nhiệm, cùng ThS Phạm Đình Dũng và TS Trần Hoàng Dũng đồng chủ nhiệm.

Các mục tiêu chính của chương trình gồm:

Ứng dụng Công nghệ sinh học, các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp tạo ra một số sản phẩm đặc trưng phù hợp với sản xuất NNĐT Tiền Giang, làm nền tảng cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh tầm nhìn tới năm 2020;

Ứng dụng các mô hình công nghệ cao quy mô hộ gia đình để tạo không gian xanh giữa lòng các đô thị;

Ứng dụng các mô hình công nghệ cao cho các cơ sở sản xuất để nâng cao năng xuất, hiệu quả kinh tế, tạo sản phẩm an toàn đồng thời tạo vành đai xanh xung quanh các đô thị;

Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn giống, trồng cây, chăm sóc, phòng trừ dịch hại;

Xây dựng các mô hình công nghệ cao phù hợp với sản xuất NNĐT để phục vụ công tác chuyển giao công nghệ, giảng dạy, tham quan, học tập;

Xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên về công nghệ cao để thực hiện chuyển giao công nghệ cho các cơ sở sản xuất. Giảm việc nhập khẩu công nghệ và thuê chuyên gia từ nước ngoài trên lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.

Sau 5 năm thực hiện, kết quả Chương trình mang lại rất lớn, góp phần cung cấp các số liệu khoa học, cơ sở thực tiễn và đặt nền móng vững chắc cho các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao trên địa bản tỉnh Tiền Giang. Chương trình đã đào tạo được đội ngũ cán bộ kỹ thuật đạt trình độ cao chuyên về canh tác nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tạo sự kết nối giữa các nhà khoa học với nông dân trong và ngoài tỉnh; các mô hình nhận chuyển giao đạt kết quả tốt, áp dụng được vào thực tiễn sản xuất tại đơn vị.

Chương trình cũng triển khai thực hiện thành công 3 đề tài nhánh: "Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, sơ chế, đóng gói và bảo quản rau sạch" (xếp loại A); "Nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất giá thể hữu cơ sạch từ phế phụ liệu nông nghiệp phục vụ nhu cầu trồng hoa và rau sạch tại tỉnh Tiền Giang" (xếp loại A); "Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thủy canh vào NNĐT Tiền Giang" (xếp loại B).

Chương trình được Hội đồng đánh giá xếp loại A. Trung tâm Kỹ thuật và Công nghệ Sinh học tiếp tục chuyển giao, nhân rộng các mô hình sản xuất rau sạch trong nhà màng; mô hình canh tác thủy canh; quy trình sản xuất và ứng dụng giá thể hữu cơ và công nghệ xử lý đóng gói và bảo quản rau sau thu hoạch cho các hộ gia đình, hợp tác xã và các đơn vị có nhu cầu nhằm chuyển giao công nghệ ra ngoài sản xuất thực tiễn.

Nguồn: Sở KH&CN Tiền Giang

Gửi bài này In bài này  Trở về
Các tin đã đưa
Sản xuất thử giống lúa thơm hương cốm 4 cho các tỉnh phía Bắc 03/07/2018
Nghiên cứu chọn tạo giống dưa chuột lai F1 phục vụ nội tiêu và xuất khẩu cho các tỉnh phía Bắc 02/07/2018
Sản xuất thử giống lúa lai hai dòng th3-7 cho các tỉnh phía Bắc Việt Nam 02/07/2018
Nghiên cứu tạo giống gốc để sản xuất vắc-xin phòng hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản cho lợn (PRRS) ở Việt Nam 02/07/2018
Chế phẩm vi sinh và chế phẩm sinh học chitosan dùng cho cây hồ tiêu 29/06/2018
Phân bón vi lượng trừ bệnh nấm trên cây 29/06/2018
Đèn chiếu sáng điều khiển cây ra hoa ở Việt Nam 29/06/2018
Tiến sĩ Việt tìm giải pháp chọn đất phù hợp cho cây trồng 29/06/2018
Công nghệ giúp cây tự phát sáng 28/06/2018
Phương pháp giúp cây sinh trưởng 'thần tốc' 28/06/2018
Ứng dụng công nghệ tái tạo giống hoa ly 28/06/2018
Nông dân Hải Dương chế robot, Israel ngả mũ bái phục 22/06/2018
Công nghệ xử lý rơm rạ thành phân hữu cơ 22/06/2018
Nông dân Đà Lạt thành công với trồng rau trong không khí 22/06/2018
Nam sinh 14 tuổi chế tạo robot cho gà ăn từ những món đồ vứt đi 22/06/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Đăng Ký   |    Đăng Nhập   
Số lượt truy cập: 119982487 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn