Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Nghiên cứu đặc điểm tiến hóa kiến tạo khu vực quần đảo Trường Sa trong Kainozoi trên cơ sở phân tích tài liệu địa vật lý 3:51 CH,12/07/2018

Khu vực quần đảo Trường Sa nằm trong phạm vi biển có kiến trúc đa dạng và phức tạp, đã trải qua một quá trình phát triển địa chất đặc biệt. Cấu trúc kiến tạo trong Kainozoi khu vực quần đảo Trường Sa vừa có những đặc điểm chung về cơ chế thành tạo, lại vừa có tính đặc thù theo thời gian. Việc xác định, chi tiết hóa đặc điểm tiến hóa kiến tạo khu vực quần đảo Trường Sa không chỉ góp phần làm sáng tỏ đặc điểm địa chất biển nói chung, mà còn liên quan trực tiếp đến các hoạt động kinh tế xã hội, như bảo vệ môi trường biển, thông tin liên lạc, tìm kiếm khoáng sản, đảm bảo an ninh chủ quyền biển đảo, cảnh báo các loại hình tai biến tự nhiên.

Căn cứ lực lượng cán bộ nghiên cứu và cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện có của Viện Địa chất và Địa vật lý biển, cùng với những thành tựu và trình độ và công nghệ mới, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã phê duyệt cho thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm tiến hóa kiến tạo khu vực quần đảo Trường Sa trong Kainozoi trên cơ sở phân tích tài liệu địa vật lý”, mã số: VAST06.06/16-17, thuộc hướng Khoa học và Công nghệ biển. Mục tiêu đề tài: làm sáng tỏ đặc điểm hình động học hệ thống đứt gãy và đặc điểm tiến hóa kiến tạo qua các giai đoạn khác nhau trong Kainozoi khu vực quần đảo Trường Sa.

Sau hai năm thực hiện, đề tài đã đạt được các kết quả chính như sau:

1/ 03 sơ đồ phân bố hệ thống đứt gãy ở các giai đoạn khác nhau trong Kainozoi khu vực quần đảo Trường Sa tỷ lệ 1:500.000;

2/ 01 Sơ đồ phân bố bazan núi lửa khu vực quần đảo Trường Sa tỷ lệ 1:500.000;

3/ 03 mặt cắt tổng hợp địa chất-địa vật lý, tỷ lệ 1:500.000;

4/ 06 sơ đồ trường biến dạng dịch chuyển ngang, dịch chuyển thẳng đứng ở các giai đoạn khác nhau trong Kainozoi tỷ lệ 1:500.000;

5/  03 mô hình tiến hóa kiến tạo trong Kainozoi khu vực quần đảo Trường Sa tỷ lệ 1:500.000.

Từ những kết quả nghiên cứu khoa học đạt được, nhóm nghiên cứu đã công bố 02 bài báo đăng trên tạp chí thuộc danh mục SCI-E (Russian Journal of Pacific Geology. ISSN 1819-7140, 10(1), 1-12. (doi 10.1134/S1819714016010024); Russian Journal of Pacific Geology. ISSN 1819-7140, 2017, 36, No 2, 93-105);  01 bài báo đăng trên tạp chí SCOPUS (The International Archives of the Photogrammetry, Remote Sensing and Spatial Information Sciences, Volume XLI-B8, 2016 XXIII ISPRS Congress, 12–19 July 2016, Prague, Czech Republic, doi:10.5194/isprsarchives-XLI-B8-1187-2016),  03 bài báo trên tạp chí quốc gia (01 bài đăng trên tạp chí Vietnam Journal of Earth Sciences, 39(1), 1-13; 02 bài trên tạp chí Khoa học công nghệ biển, tập 16, số 3; 2016: 228-234 (doi: 10/15625/1859-3097/16/3/7388 và tập 17, số 2; 2017:158-168, doi: 10.15625/1859-3097/17/2/10161). Đề tài đã hỗ trợ đào tạo 02 Tiến sĩ.

Từ kết quả nghiên cứu đạt được, có thể đưa ra một số kết luận

Phun trào bazan núi lửa trên khu vực quần đảo Trường Sa có mật độ cao và từ tính mạnh hơn đối với môi trường đất đá xung quanh. Với các phun trào bazan núi lửa có thành phần khác nhau thì có sự thay đổi tương đối về giá trị mật độ và từ tính. Phân tích so sánh với các nguồn tài liệu khác cho thấy phun trào bazan núi lửa trong khu vực có mật độ biến đổi trong khoảng từ 2.73 đến 2.97g/cm3, từ tính có giá trị biến đổi trong phạm vi từ 40 đến 140nT.

Hệ thống đứt gãy khu vực quần đảo Trường Sa có quy mô phát triển khác nhau về chiều dài cũng như biên độ dịch chuyển và phương phát triển. Các đứt gãy trong khu vực hầu hết là đứt gãy thuận và đứt gãy trượt bằng. Hệ thống các đứt gãy phương Đông Bắc-Tây Nam phát triển chiếm ưu thế toàn bộ diện tích vùng nghiên cứu. Có thể nói, phần lớn các đứt gãy phát triển từ trong móng trước Kainozoi xuyên cắt đến tận cuối Miocen và một số ít lên đến Pliocen-hiện đại. Nhìn chung cường độ và biên độ dịch chuyển của các đứt gãy không lớn lắm chỉ vài chục đến vài trăm mét, chúng đóng vai trò lớn trong sự hình thành và phát triển của các đới cấu trúc kiến tạo trong khu vực.

Hướng và độ lớn của các vecto dịch chuyển ngang chỉ ra cơ chế hoạt động cũng như khả năng tái hoạt động của hệ đứt gãy trong khu vực. Qua hướng và độ lớn của vecto dịch chuyển, cũng có thể xác định được mức độ tác động của trường ứng suất kiến tạo hiện đại đến hệ thống đứt gãy trong từng giai đoạn địa chất cụ thể. Trường biến dạng dịch chuyển thẳng đứng tương đối vật chất vỏ Trái đất cho thấy xu thế nâng trồi hay sụt lún tương đối của vỏ  trong từng khu vực cụ thể ở các thời kỳ khác nhau. Ranh giới phân chia các các đới nâng hạ đó chính là các đứt gãy.

Về tiến hóa kiến tạo trong Oligocen, khu vực trung tâm Quần đảo Trường Sa có xu thế sụt lún tương đối, ở đây  xuất hiện đới sụt lún có phạm vi khá rộng, chạy song song dọc theo trục tách giãn Biển Đông, đây có thể là  do ảnh hưởng của quá trình sụt lún nhiệt vỏ Trái đất trước Kainozoi. Phần rìa khu vực nghiên cứu chủ yếu là các đới nâng, nguyên nhân được cho là do vào thời kì cuối Oligocen xuất hiện các pha nghịch đảo kiến tạo nâng cao.  Trong Miocen, có thể do quá trình sụt lún nhiệt yếu đang mở rộng dẫn đến xuất hiện rất nhiều các đới sụt lún nhỏ hơn (nhóm các bể trầm tích);  trong thời kỳ này, các pha nghịch đảo kiến tạo nâng cao vẫn tiếp tục hoạt động vì vậy trong khu vực quần đảo Trường Sa các đới nâng trồi vẫn xảy ra trên diện rộng.  Chuyển qua thời kỳ Pliocen. Hiện đại, quá trình sụt lún nhiệt và các pha nghịch đảo kiến tạo nâng cao đã dần đi vào ổn định. Nhìn chung, trong thời kỳ này tại khu vực quần đảo Trường Sa thì dịch chuyển ngang chiếm ưu thế, chế độ kiến tạo-địa động lực trên toàn vùng đã vào trạng thái bình ổn.

Ngày 11/05/2018, Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã đánh giá nghiệm thu đề tài với kết quả xếp loại: Xuất sắc.

Nguồn tin: TS. Trần Tuấn Dũng - Viện Địa chất và Địa vật lý biển

Gửi bài này In bài này  Trở về
Các tin đã đưa
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng 10/07/2018
Các phương pháp nghiên cứu mới được thực hiện bởi công nghệ thông tin và truyền thông 10/07/2018
Các dự báo về khí hậu cần bao gồm các tác động của CO2 lên sự sống 10/07/2018
Biến nước biển thành nước uống 10/07/2018
Nga muốn tiêu hủy rác vũ trụ bằng pháo Laser 02/07/2018
Nữ sinh lớp 6 phát minh robot "săn" rác nhựa trên biển 02/07/2018
Nghiên cứu xây dựng và thực nghiệm giám sát từ xa một số trạm đo mực nước tự động theo các nguyên lý đo không tiếp xúc với nước trên lưu vực sông 02/07/2018
Nghiên cứu mới cho thấy sóng biển đóng vai trò quan trọng trong việc bẫy khí CO2 28/06/2018
Nghiên cứu công nghệ và chế tạo hệ thiết bị đa cấp để xử lý hiệu quả và triệt để khí ô nhiễm trong quá trình sản xuất cồn sinh học từ sắn lát 28/06/2018
Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ dự báo sóng tác nghiệp cho vùng biển vịnh Bắc Bộ có sử dụng số liệu ra đa biển 28/06/2018
Sinh viên Việt sản xuất nhựa sinh học từ mỡ cá basa 28/06/2018
Phát minh mới dùng graphene tạo ra nước sạch từ nước biển ô nhiễm bằng một bước đơn giản 28/06/2018
Trung tâm xử lý rác hoàn toàn tự động 28/06/2018
Tìm ra cách mới để phân hủy chất dẻo 28/06/2018
Nghiên cứu phát triển hệ thống LIDAR hấp thụ vi sai ứng dụng quan trắc phân bố nồng độ ozone trong lớp khí quyển tầng thấp. Mã số đề tài: VAST01.08/13-14 26/06/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Đăng Ký   |    Đăng Nhập   
Số lượt truy cập: 120136009 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn