Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Vì biến đổi khí hậu, cây xanh ngày càng lùn hơn và trẻ hơn 10:03 SA,03/06/2020

Chiều cao của các khu rừng trên toàn thế giới đã giảm đi đáng kể, và tuổi đời của chúng cũng trẻ ra nhiều trong vòng 50 năm trở lại đây.

Khả năng loại bỏ carbon từ bầu khí quyển của rừng không còn như xưa, và điều kiện sống nó mang lại cho nhiều loài động vật dựa vào rừng làm nơi trú ẩn cũng giảm đi. Đáng quan ngại hơn nữa, tất cả mới chỉ là sự khởi đầu, tình hình còn có thể trở nên tồi tệ hơn nữa.

Nhóm các nhà nghiên cứu đã đánh giá hơn 160 nghiên cứu trước đây, phân tích hình ảnh vệ tinh, và dựng mô hình để khảo sát hiện trạng các khu rừng đã thay đổi ra sao từ giữa những năm 1900 đến 2015. Họ phát hiện ra rằng trong quãng thời gian hơn 115 năm, thế giới đã mất đi đến 14% diện tích rừng chỉ vì nạn khai thác cây gỗ.

Trong đó, 30% là các rừng cây lâu năm, vốn là nhà của các cây có tuổi đời hơn 140 năm và thường là những khu rừng cao lớn với mức độ đa dạng sinh học rất cao.

Nghiên cứu không đề cập đến các yếu tố tác động khác từ môi trường lên cây cối, như sự gia tăng hàm lượng carbon dioxide vì khí thải carbon tăng cao, và những vấn đề khí hậu nghiêm trọng hơn, diễn ra thường xuyên hơn, như sự hoành hành của sâu bọ, cháy rừng, và hạn hán. Nate McDowell, một nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm quốc gia Tây Bắc Thái Bình Dương và là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết điều đó có nghĩa con số 30% nêu trên là "một ước tính rất thận trọng".

Tại Bắc Mỹ và châu Âu, nơi có nhiều dữ liệu chi tiết hơn, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tỉ lệ chết của cây đã tăng gấp đôi trong quãng thời gian nói trên, và các cây cao tuổi chiếm một phần lớn trong số đó. Phát hiện của họ cho thấy rằng thế giới đang mất đi rất nhiều cây cao tuổi. Vì thiếu dữ liệu, các nhà nghiên cứu không thể đưa ra ước tính chính xác chiều cao các khu rừng đã giảm đến mức nào.

Ở những nơi khác, tình trạng sụt giảm số lượng cây xanh đang diễn ra ở những tần suất khác nhau và vì nhiều lý do khác nhau. Trong khi cháy rừng là nguyên nhân chính ở Úc và Mongo, ở California, các đám cháy rừng diện rộng và sự hoành hành của sâu bọ đã gây suy giảm nghiêm trọng diện tích rừng.

Và các khu rừng mưa nhiệt đới ở Amazon thì đang phải đối mặt với vấn nạn khai khẩn đất đai diễn ra ngày một mạnh mẽ hơn. Có một số ngoại lệ hiếm hoi: ví dụ, tỉ lệ chết của cây tại nhiều phần ở phía Tây Bắc Thái Bình Dương đang giảm xuống.

Nhưng dù sự thay đổi về tình trạng rừng cây là khác nhau giữa các khu vực, tác động của nó lại có thể nhận ra trên quy mô toàn cầu. 80% các loài thực vật và động vật trên bờ sống trong các khu rừng. Rừng già có mức độ đa dạng sinh học cao và là nhà cho nhiều loài sinh vật đang gặp nguy hiểm. Chúng còn là nơi lưu trữ một lượng lớn khí carbon dioxide.

Trong bối cảnh khủng hoảng khí hậu ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, xu hướng này sẽ tiếp tục. Nhiệt độ Trái đất đang tăng lên, và các vấn đề khí hậu như cháy rừng, hạn hán, và sự bùng phát của các loài sâu bọ cũng đang ngày một thường xuyên và nghiêm trọng hơn.

Tất cả những điều này tạo nên một vòng luẩn quẩn. Khi các cây cao tuổi chết đi, chúng không chỉ ngừng hoạt động thu thập carbon, mà còn thải toàn bộ lượng carbon chúng từng thu thập trở lại khí quyển.

Các cây trẻ mọc lên thay thế chúng có khả năng trở thành nạn nhân của cháy rừng cao hơn, từ đó thải nhiều carbon vào khí quyển hơn. Nói một cách ngắn gọn, sự ấm lên toàn cầu giết chết cây cối, và sự sụt giảm số lượng cây xanh lại góp phần tạo nên sự ấm lên toàn cầu.

Có lẽ thách thức lớn nhất để giảm thiểu sự mất mát của rừng cây là làm sao để cắt giảm được khí thải carbon. Việc này có thể giúp bảo vệ rừng, và khi bảo vệ được rừng, chúng ta có thể kiểm soát được vòng tuần hoàn khí thải carbon trên toàn cầu.

Nếu chúng ta không nỗ lực bảo tồn rừng, không chỉ các cây cao tuổi bị ảnh hưởng – mọi sinh vật sống trên Trái đất sẽ chịu chung số phận. Các nhà khoa học hiện đang thực hiện thêm nhiều nghiên cứu để xác định được tất cả những tác động, và rõ ràng chúng chẳng hề tốt chút nào.

Nguồn: Báo SoHa, ngày 2/6/2020.


Gửi bài này In bài này  Trở về
Các tin đã đưa
AI dự báo thời tiết chính xác thời gian thực 12/05/2020
Những hình ảnh độ phân giải cao về Mặt trời tiết lộ sự thật bất ngờ 11/05/2020
Nghiên cứu mới: hoa có thể nghe và tiếng vỗ cánh của ong khiến mật ngọt hơn 07/05/2020
Tôm hùm có thể nghiền rác thải nhựa thành các vi hạt thứ cấp 22/04/2020
Giải pháp xử lý nước thải công nghiệp bằng nano sắt hóa trị 0 22/04/2020
Bộ lọc bi đông nước - sản phẩm hữu ích, tiện lợi dành cho bộ đội 16/04/2020
Singapore dùng ánh sáng nhân tạo để phân hủy nhựa 12/04/2020
Enzyme đột biến phá vỡ nhựa trong vài giờ 12/04/2020
Nhựa phân hủy sinh học làm từ bã cafe 12/04/2020
Dụng cụ đơn giản này có thể biến vỏ chai nhựa thành những sợi dây chỉ trong vài nốt nhạc 27/03/2020
Nghiên cứu chế tạo máy phổ gamma đa kênh điều tra địa chất khoáng sản biển 20/03/2020
Ninh Thuận áp dụng mô hình tưới nước tiết kiệm ứng phó với khô hạn 20/03/2020
Công nghệ lọc khí Panasonic ức chế nhiều loại vi khuẩn, virus 17/03/2020
Chế phẩm vi sinh xử lý ô nhiễm chất thải hữu cơ 15/03/2020
Nghiên cứu đầu tiên về không khí phát thải từ tái chế xe cũ ở Việt Nam 12/03/2020













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Đăng Ký   |    Đăng Nhập   
Số lượt truy cập: 119073127 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn