Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Hỗ trợ 80.000 nông dân ứng phó Covid-19 và hạn mặn 4:51 CH,25/09/2020

80.000 nông dân phía Nam đã được Bayer hỗ trợ hạt giống, cách canh tác hiệu quả góp phần giảm thiểu tác hại từ hạn mặn và Covid-19.

Công ty Bayer Việt Nam vừa phối hợp cùng Tổ chức Tăng trưởng Châu Á - Grow Asia và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khởi động chương trình toàn cầu "Canh tác thuận lợi hơn, Cuộc sống tốt đẹp hơn" (Better Farms, Better Lives) tại Việt Nam.

Chương trình đặt mục tiêu giúp đỡ 80.000 nông dân sản xuất nhỏ tại 5 tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long (Kiên Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Long An, Cà Mau) và 2 tỉnh thuộc Đông Nam Bộ (Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu) vốn đã công bố tình trạng khẩn cấp. Theo đó, nông dân được trao tặng các gói hỗ trợ canh tác thuận lợi với giải pháp toàn diện, từ nguyên liệu đầu vào (bao gồm hạt giống, sản phẩm bảo vệ cây trồng giúp bảo vệ năng suất) đến chuyển giao kiến thức - thực hành nông nghiệp tốt (GAP).

Chương trình sẽ cấp phát miễn phí 60 tấn hạt giống ngô cho 20.000 nông dân trồng ngô tại 2 tỉnh Đông Nam Bộ (mỗi người 3 kg hạt giống 9919C); 60 tấn sản phẩm bảo vệ thực vật giúp bảo vệ năng suất trước tình hình hạn hán, nhiễm mặn cho 60.000 nông dân trồng lúa (mỗi người 1 kg) tại 5 tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Việc nâng cao năng lực cho giảng viên khuyến nông và nông dân trong canh tác lúa và ngô bền vững được chú trọng, thông qua hỗ trợ đào tạo, tập huấn, chuyển giao kiến thức - thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Mục đích giúp tăng hiệu quả sản xuất, cải thiện thu nhập và sinh kế của các nông hộ nhỏ. Lao động nữ là đối tượng được ưu tiên hỗ trợ tiếp cận với các nguồn lực và kiến thức cần thiết, chương trình đặt mục tiêu ít nhất 48% người được lợi là nữ.

Ngoài các kiến thức về nông nghiệp, người dân được tư vấn cách tăng cường năng lực phòng chống Covid-19, cũng như kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho bản thân và cộng đồng xung quanh.

Ông Weraphon Charoenpanit, giám đốc Kinh doanh nhánh Khoa học Cây trồng, Bayer Việt Nam, chia sẻ, dự án "Canh tác thuận lợi hơn, Cuộc sống tốt đẹp hơn" sẽ nhanh chóng hỗ trợ nông hộ nhỏ tiếp cận các yếu tố đầu vào trong sản xuất nông nghiệp, chương trình tập huấn xuyên suốt vụ hè thu năm nay và tiếp đó.

Doanh nghiệp hy vọng rằng dự án này, với sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Vụ Hợp tác Quốc tế cũng như tổ chức Grow Asia góp phần mang lại khả năng phục hồi cho các nông hộ sản xuất nhỏ, đảm bảo tính ổn định, bền vững của ngành nông nghiệp Việt Nam.

Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết, từ 1/8, hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và châu Âu chính thức có hiệu lực. Hàng loạt nông sản của Việt Nam đến với thị trường châu Âu đầy tiềm năng nhưng cũng nhiều yêu cầu khắt khe về mặt chất lượng. Chỉ khi sản xuất được sử dụng vật tư, đầu vào một cách đảm bảo, có trách nhiệm, có kiểm soát, chúng ta mới có thể có sản phẩm đầu ra tương ứng.

"Chúng tôi tin tưởng các sản phẩm đến từ tập đoàn Bayer là một trong những tập đoàn lớn đến từ châu Âu có đầy đủ kinh nghiệm, uy tín. Và thông qua dự án này là cơ hội tốt để người nông dân tiếp cận những thị trường có uy tín này", ông nói.

Là một trong những nữ nông dân nhận được sự hỗ trợ của dự án, chị Trịnh Thị Mồi, ấp Mỹ Hòa, xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang chia sẻ, năm 2020 thực sự là một năm khó khăn với gia đình chị và bà con nông dân nhiều nơi khác. Ruộng vườn nhà chị đã bị nhiễm mặn và không có dấu hiệu phục hồi khiến cả gia đình khó ổn định cuộc sống. Hơn nữa, thu nhập cũng thấp hơn nhiều so với năm ngoái vì Covid-19. Chị cho biết rất vui mừng khi được hỗ trợ vật tư nông nghiệp đầu vào cũng như các kiến thức hữu ích để phục hồi sản xuất, duy trì sinh kế gia đình.

Không chỉ hỗ trợ nông dân Việt Nam, tập đoàn Bayer (có chuyên môn trong các lĩnh vực về khoa học đời sống, bao gồm chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng) còn cam kết hỗ trợ 100 triệu nông hộ sản xuất nhỏ ở các quốc gia có thu nhập trung bình - thấp đến năm 2030.

Ông Weraphon Charoenpanit cho biết những sáng kiến kịp thời từ chương trình "Canh tác thuận lợi hơn, Cuộc sống tốt đẹp hơn" đã bổ sung vào chuỗi các hoạt động hỗ trợ người nông dân của Bayer. Các hoạt động này sẽ thúc đẩy việc phục hồi trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho các nông hộ sản xuất nhỏ.

Nguồn: VnExpress, ngày 25/9/2020.

Gửi bài này In bài này  Trở về
Các tin đã đưa
Chế phẩm sinh học phân hủy nhựa cây 25/09/2020
Thúc đẩy xuất khẩu nông sản thực phẩm qua Hội nghị giao thương trực tuyến 23/09/2020
Xe phun thuốc trừ sâu tự hành cho ruộng lúa 23/09/2020
Công nghệ khai thác ảnh vệ tinh: Mô hình dự báo năng suất cây ngô 14/09/2020
Xây dựng thương hiệu nông sản Việt từ truy xuất nguồn gốc 08/09/2020
Thiết bị chiếu xạ tạo giống đột biến: Thành công từ ý tưởng “xanh” 24/08/2020
Xây dựng thành công quy trình công nghệ trồng Sâm Bố Chính hữu cơ 11/08/2020
Phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo hướng hội nhập quốc tế 06/08/2020
Giảm thất thoát phân đạm cho cây trồng 04/08/2020
Xử lý chất thải chăn nuôi: Tác động kép của vi sinh vật bản địa 04/08/2020
Trồng nấm chân dài từ phế phẩm nông nghiệp 23/07/2020
Phương pháp sinh học xử lý quả cà phê tươi 23/07/2020
Chuyển đổi sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu 14/07/2020
Nông dân Hà Tĩnh tưới cây... bằng smartphone! 10/07/2020
Góp phần phát triển sản xuất bền vững của Cà Mau bằng kỹ thuật hạt nhân 08/07/2020













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Đăng Ký   |    Đăng Nhập   
Số lượt truy cập: 119025426 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn