Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

SHTP Labs làm chủ công nghệ MEMS với những sản phẩm ứng dụng cao 4:54 CH,25/09/2020

Trung tâm Nghiên cứu triển khai Khu Công nghệ cao TPHCM (SHTP Labs) vừa tổng kết Chương trình phát triển ngành Công nghiệp MEMS (vi cơ điện tử) giai đoạn 2017–2020 và lấy ý kiến chuyên gia để xây dựng dự thảo Chương trình phát triển MEMS giai đoạn 2020–2025. Qua đây thấy rõ các kết quả mà SHTP Labs đã đạt được...

Theo SHTP Labs, giai đoạn 2017-2020, ngành công nghiệp MEMS của TPHCM đã đạt được một số thành quả tích cực, như Dự án “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ MEMS trong việc chế tạo linh kiện cảm biến áp suất ứng dụng xây dựng các module đo mực nước” đã hoàn thiện công nghệ chế tạo cảm biến áp suất, khảo sát và đưa ra lựa chọn thích hợp cho các quy trình công nghệ chế tạo. Dự án chế tạo thành công 100 cảm biến áp suất, ứng dụng vào việc xây dựng hệ thống cảnh báo ngập tại 15 trạm ngập của thành phố.

Ông Ngô Võ Kế Thành, Giám đốc SHTP Labs cho biết, sản phẩm có giá thành rẻ hơn so với thiết bị mua của nước ngoài. Khi có tình trạng ngập lụt do triều cường hoặc mưa, hệ thống sẽ tự đo mực nước và truyền dữ liệu về máy chủ. Sau khi phân tích dữ liệu nhận được ở các điểm ngập, phần mềm quản lý dữ liệu sẽ đưa ra thông tin cảnh báo ngập và lộ trình di chuyển cho người dân trên thiết bị di động.

Được biết SHTP Labs còn là trung tâm R&D có đầy đủ các thiết bị để hoàn thành 1 quy trình chế tạo linh kiện MEMS (công nghệ lõi). Bao gồm: thiết kế và mô phỏng MEMS, thiết kế MASK, chế tạo MASK, các quy trình đồng bộ từ ăn mòn khô (DRIE), quang khắc, CVD... với quy mô pilot trên wafer 4 hoặc 6 inch. Cho đến thời điểm này, SHTP Labs đã có thể sẵn sàng triển khai các sản phẩm về MEMS và hệ thống cung cấp cho thị trường như: cảm biến áp suất kết hợp hệ thống đo mực nước, cảm biến khí và hệ thống quan trắc không khí. Hình thành một đội ngũ nghiên cứu và triển khai mảng MEMS tại trung tâm 1 cách bài bản bao gồm: 4 Tiến sỹ, 6 Thạc sĩ và 4 kỹ sư về mảng công nghệ MEMS cơ dựa trên dạng pizo và MEMS dạng ISFET.

Nguồn: Sài Gòn giải phóng, ngày 24/9/2020.

Gửi bài này In bài này  Trở về
Các tin đã đưa
Chip chuyển đổi lượng tử tốc độ ánh sáng đầu tiên thế giới 23/09/2020
Sáng chế xi nhan tự động cho phương tiện giao thông 24/08/2020
Hoàn thiện công nghệ chế tạo lọc bụi tĩnh điện 24/08/2020
Siêu tụ điện hiệu suất cao từ nước biển 14/07/2020
Tìm ra loại polymer có thể chiết xuất vàng và bạch kim từ bảng mạch điện tử 08/07/2020
Ánh sáng đỏ có thể hạn chế quá trình giảm thị lực 06/07/2020
Chiếc điều hòa gắn áo này từ Nhật Bản sẽ giúp bạn không còn cảm giác nóng quanh cổ nữa 06/07/2020
Israel nghiên cứu sản xuất điện từ thực vật 18/06/2020
Israel phát minh da điện tử có thể tự chữa lành 17/06/2020
Các nhà nghiên cứu Singapore tạo ra thiết bị sản xuất được điện từ bóng tối 09/06/2020
Trung Quốc sử dụng âm thanh để phát hiện rò rỉ đường ống ngầm 29/05/2020
UAE phát triển công nghệ laser phát hiện SARS-CoV-2 trong vài giây 29/05/2020
Mỹ thử nghiệm thành công hệ thống vũ khí laser bắn hạ UAV 29/05/2020
Sạc không dây tiến tới nạp năng lượng cho cả xe đang chạy 28/05/2020
Siêu tụ điện với khả năng vượt trội, có thể cường hóa cả xe điện lẫn lưới điện quốc gia 28/05/2020













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Đăng Ký   |    Đăng Nhập   
Số lượt truy cập: 119958068 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn