Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Camera dưới nước không cần pin 1:52 CH,29/09/2022

Thay vì dùng pin hay cuộn dây điện dài, mẫu camera của MIT tích hợp hàng loạt bộ chuyển đổi gắn ở mặt ngoài. Khi sóng âm từ các nguồn như động vật hoặc phương tiện dưới nước truyền tới một bộ chuyển đổi, áp suất tạo bởi sóng đó khiến vật liệu đặc biệt bên trong bộ chuyển đổi rung lên. Do vật liệu có hiệu ứng áp điện, chúng sản sinh dòng điện để đáp lại rung động. Năng lượng tạo ra theo cách này sẽ được lưu trữ trong siêu tụ điện dùng để chụp ảnh.


Để giữ nhu cầu năng lượng cho việc chụp ảnh thấp hết mức có thể, các nhà nghiên cứu sử dụng cảm biến chụp ảnh cực tiết kiệm điện. Tuy nhiên, các cảm biến chỉ có thể chụp ảnh màu xám. Nhằm khắc phục hạn chế đó, mỗi bức ảnh bao gồm 3 lớp phơi sáng riêng biệt, lần lượt dùng đèn LED đỏ, đèn LED xanh lá cây và xanh dương. Dù mỗi lớp trông như màu trắng - đen, nó thể hiện cách vật thể phản chiếu ánh sáng ở cả bước sóng màu đỏ, xanh lá cây hoặc xanh dương. Kết quả là khi cả 3 bức ảnh được phân tích và tổng hợp, chúng có thể tạo thành một bức ảnh màu tổng hợp.


Để nhận bức ảnh kỹ thuật số không dây mã hóa theo hệ nhị phân, một thiết bị thu phát ở bề mặt truyền tín hiệu sóng âm qua nước tới máy ảnh. Module trong máy ảnh đáp lại bằng cách phản chiếu tín hiệu trở lại thiết bị thu phát (ký hiệu 1) hoặc hấp thụ tín hiệu (ký hiệu 0). Do đó, thông qua theo dõi tín hiệu nào truyền trở lại thiết bị thu phát và tín hiệu nào không, máy tính có thể ghi lại mẫu ký tự 1 và 0 đại diện cho bức ảnh.


Tính đến nay, công nghệ có phạm vi tối đa dưới nước là 40 m và đã được sử dụng thành công cho các nhiệm vụ như ghi lại sự phát triển của thực vật trong hơn một tuần. Nhóm nghiên cứu ở MIT hy vọng có thể tăng phạm vi hoạt động và bộ nhớ của camera tới mức có thể truyền ảnh theo thời gian thực, thậm chí ghi hình video chuyển động. Họ công bố kết quả nghiên cứu hôm 26/9 trên tạp chí Nature Communications.

Nguồn: vnexpress.net

Gửi bài này In bài này  Trở về
Các tin đã đưa
Thiết kế, chế tạo máy băm/thái củ sắn tươi năng suất cao 10-20 tấn/h ứng dụng trong dây chuyền sấy sắn công nghiệp 29/09/2022
Hệ thống thiết bị sấy và sơ/chế biến nông sản quy mô công nghiệp 29/09/2022
Thiết kế và chế tạo khuôn dập bằng vật liệu composite ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất ngói 27/09/2022
Thiết kế và chế tạo máy tuyển huyền phù bánh xe đứng cho nhà máy sàng tuyển than Vàng Danh 2 27/09/2022
Máy tráng men bán tự động dùng sản xuất sứ dân dụng cao cấp 23/09/2022
Công nghệ và thiết bị sản xuất cyclon thủy lực hệ vật liệu gốm chịu mài mòn cao dùng trong công nghiệp tuyển khoáng 23/09/2022
Máy sấy lạnh phục vụ sấy thóc giống 23/09/2022
Hệ thống lọc bụi tĩnh điện công suất 1.000.000 Nm3/h 23/09/2022
Dây chuyền thiết bị đồng bộ chế biến ngô giống quy mô công nghiệp, tiết kiệm năng lượng và thân thiện môi trường 23/09/2022
Xe bay sạc nhanh tốc độ 225 km/h 22/09/2022
Sản xuất xăng máy bay từ không khí và điện mặt trời, giấc mơ đã thành sự thật 20/09/2022
Xe máy bay đầu tiên có thể ở trên không trong 40 phút 20/09/2022
Máy bay siêu thanh 2 tầng có thể chở 500 hành khách 19/09/2022
Tàu siêu tốc lai máy bay chạy 1000km/h, rẻ hơn vé máy bay được kỳ vọng tạo cú nổ lớn cho giao thông xanh 19/09/2022
Chế tạo tủ lạnh lớn nhất thế giới cho máy tính lượng tử 19/09/2022













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Đăng Ký   |    Đăng Nhập   
Số lượt truy cập: 119052577 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn