Siêu tụ điện sinh học in 3D
11:37 SA,12/07/2021

Đổi mới thực sự nằm trong công thức tạo ra loại mực mà máy in 3D dùng để in lên mặt phẳng nền. Hỗn hợp mực in được chế tạo từ các sợi nano xenlulose và tinh thể nano xenlulose, kết hợp với các phần tử carbon đen, than chì và than hoạt tính. Các nhà nghiên cứu sử dụng glycerin, nước, hai loại cồn khác nhau và một chút muối ăn tạo độ dẫn điện ion để hóa lỏng những vật liệu này.

Quy trình chế tạo siêu tụ điện sinh học rất đơn giản, các nhà khoa học đã sử dụng máy in 3D in 4 lớp: lớp nền mềm dẻo, lớp dẫn điện, các điện cực và cuối cùng là chất điện phân.

Tụ điện mini từ phòng thí nghiệm có thể lưu trữ điện trong nhiều giờ, cấp điện cho một chiếc đồng hồ kỹ thuật số nhỏ. Tụ điện có thể làm việc với hàng nghìn chu kỳ sạc và xả, lưu giữ trong nhiều năm, trong điều kiện nhiệt độ đóng băng, có khả năng chịu nén và va đập.

Nhưng ưu điểm tuyệt vời nhất là khi không cần sử dụng, tụ điện sẽ tan rã, chỉ còn lại vài mẩu carbon sau 2 tháng tiếp xúc với đất.

Vật liệu này không chỉ là một nguyên liệu thô dễ tái tạo, thân thiện với môi trường mà những tính chất hóa học bên trong khiến vật liệu trở nên vô cùng linh hoạt.

Công nghệ này có thể được sử dụng để cung cấp thông tin về từng gói hàng trong quá trình vận chuyển và kinh doanh. Các pin sinh học được sử dụng để cung cấp năng lượng cho những cảm biến giám sát môi trường hoặc nông nghiệp mà không cần phải thu nhặt do sẽ pin phân hủy sau khi hết thời hạn sử dụng.

                                                                       Nguồn: khoahocvadoisong.vn

Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn