Khả năng tồn tại sự sống trên mặt trăng sao Thổ
11:49 SA,12/07/2021

Trên Trái Đất, H2 cung cấp năng lượng cho một số vi sinh vật tạo ra khí CH4 từ CO2, trong một quá trình được gọi là methanogenesis hay sự sinh methane. Bởi vậy, điều tương tự cũng có thể xảy ra trên Enceladus.

Nhà sinh vật học Regis Ferriere từ Đại học Arizona cho biết. "Tuy nhiên, việc tìm kiếm vi khuẩn như vậy dưới đại dương ngầm của Enceladus đòi hỏi những nhiệm vụ lặn sâu cực kỳ thách thức mà chúng ta khó có thể đạt được trong vài thập kỷ tới".

Vì vậy, Ferrière và các cộng sự đã xây dựng một loạt các mô hình toán học để đánh giá xác suất mà khí methane được tạo ra trên Enceladus về mặt sinh học. Kết hợp địa hóa học và sinh thái vi sinh vật, họ kết luận rằng dữ liệu từ tàu Cassini phù hợp với hoạt động của lỗ thông hơi thủy nhiệt của vi sinh vật, điều đó có nghĩa là có thể có vi khuẩn tồn tại dưới độ sâu tối tăm của đại dương ngầm Enceladus.

"Nếu chúng ta cho rằng xác suất sự sống tồn tại trên Enceladus là cực kỳ thấp, thì các cơ chế phi sinh học thay thế nó có khả năng xảy ra cao hơn nhiều, ngay cả khi chúng rất xa lạ so với những gì chúng ta biết trên Trái Đất. Để loại bỏ hoặc xác thực giả thuyết vi sinh vật tạo ra methane trên mặt trăng sao Thổ, chúng ta cần thêm dữ liệu từ các nhiệm vụ trong tương lai", Ferrièr nói thêm.

                                                                                                                                                                                                               Nguồn: The Space

Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn