Kỹ thuật tạo ra sụn tùy chỉnh theo phương pháp in 3D có thể chỉnh sửa mũi sau khi bị ung thư da
10:36 SA,22/07/2021
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Alberta đã phát triển một kỹ thuật mới tạo ra sụn bằng phương pháp in 3D với các hình dạng tùy chỉnh. Điều này có thể được sử dụng để tái tạo mũi của bệnh nhân ung thư da, giúp họ không gặp rắc rối khi lấy mẫu sụn từ các bộ phận khác của cơ thể. Mũi là một trong những bộ phận dễ bị ung thư da nhất tùy theo mức độ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Việc điều trị thường đòi hỏi phải cắt bỏ các phần da và sụn, nhưng những dị tật trên mũi sau khi cắt dễ bị lộ trên khuôn mặt nên con người muốn những dị tật đó được vá lại. Thông thường, điều này được thực hiện bằng cách sử dụng sụn lấy từ một bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như xương sườn. Nhưng điều đó lại làm nảy sinh nhiều vấn đề hơn - đó là sự xâm lấn, có thể dẫn đến các biến chứng khác và không phải lúc nào các mẫu sụn cũng hài hòa với hình dạng của mũi. Trong nghiên cứu mới, nhóm nghiên cứu tại Alberta đã phát triển sụn thay thế trong phòng thí nghiệm. Điều này giải quyết được cả hai vấn đề, vì các mẫu không cần phải lấy từ nơi khác trong cơ thể và chúng có thể được định hình chính xác khi cần thiết để phù hợp với vật chủ mới. Nhóm nghiên cứu đã lấy các tế bào sụn mũi của con người, sau đó trộn chúng với một hydrogel làm từ collagen bò. Sau đó, nó được in sinh học 3D thành hình dạng yêu cầu và để nuôi cấy trong khoảng bốn tuần. Trong thời gian đó, nó sẽ trở thành sụn chức năng, sẵn sàng được cấy ghép vào cơ thể bệnh nhân. Adetola Adesida, tác giả tương ứng của nghiên cứu cho biết “Điều này là vì lợi ích của bệnh nhân. Họ có thể lên bàn mổ, lấy sinh thiết nhỏ từ mũi trong khoảng 30 phút, và từ đó chúng tôi có thể chế tạo các hình dạng sụn khác nhau dành riêng cho họ. Chúng tôi thậm chí có thể lưu trữ các tế bào và sử dụng chúng sau này để dùng cho cuộc phẫu thuật sau này. Đây là những gì công nghệ này cho phép bạn làm”. Tiếp theo, các nhà nghiên cứu ở Alberta sẽ kiểm tra hiệu quả hoạt động của sụn mới được nuôi trong phòng thí nghiệm sau khi được cấy ghép vào động vật và họ hy vọng sẽ thử nghiệm nó trên người trong hai hoặc ba năm tới. Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí FASEB.
Nguồn: newatlas.comMIỄN BÌNH LUẬN
Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn