Nhựa sinh học làm từ bột gỗ phân hủy hoàn toàn trong ba tháng
11:11 SA,24/11/2021

Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Sustainability, các nhà khoa học tại Đại học Yale (Mỹ) đã tạo ra một loại nhựa sinh học mới với độ bền cao nhưng có khả năng phân hủy hoàn toàn trong ba tháng.

Loại nhựa sinh học thân thiện với môi trường này được làm từ bột gỗ – phế phẩm đặc trưng tại các nhà máy chế biến gỗ. Nhóm nghiên cứu sử dụng một dung môi phân hủy sinh học để biến đổi bột gỗ thành hỗn hợp dạng bùn của polyme hữu cơ và cellulose với các liên kết hydro. Sau đó, các nhà khoa học có thể sử dụng bùn như một loại nhựa sinh học để đúc ra các sản phẩm nhựa cần thiết.

Nhựa sinh học mới có độ bền cơ học cao, tính ổn định, có khả năng giữ chất lỏng và chống lại tia cực tím. Ngoài việc phân huỷ với tốc độ nhanh, nhựa sinh học cũng có thể trở lại dạng bùn ban đầu, cho phép thu hồi và tái sử dụng dung môi.

Nhóm nghiên cứu cũng cho biết, chúng ta có thể sử dụng loại nhựa sinh học mới này để sản xuất túi và bao bì, hoặc thậm chí có sử dụng trong xây dựng và sản xuất ô tô.

Nguồn: Yale University

Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn