Nghiên cứu, thiết kế chế tạo máy nhồi bông
11:36 SA,24/11/2021

Hiện nay, nhu cầu sản xuất thú nhồi bông ngày càng tăng do tính hữu dụng trong cuộc sống, thời trang, trẻ em hay sử dụng để chơi đùa như gấu, cá heo, thỏ,… ngoài ra, còn có các ứng dụng rất hữu ích khác như làm gối ôm, gối cổ khi tham gia phương tiện vận tải như ngồi tàu, xe,….Thực tế việc sản xuất thú nhồi bông tại Việt Nam đa phần vẫn đang dùng kỹ thuật nhồi thủ công nên các công đoạn thường chậm, chất lượng ít đồng đều, thị trường máy nhồi bông trong nước đa số phải nhập khẩu với giá thành còn cao.

Xuất phát từ thực tiễn trên ThS. Lê Văn Tùng nhóm nghiên cứu tại Chi nhánh Công ty cổ phần – Viện nghiên cứu dệt may tại TP. Hồ Chí Minhđề xuất thực hiện nhiệm vụ: “Nghiên cứu, thiết kế chế tạo máy nhồi bông” nhằm nắm bắt công nghệ chế tạo máy nhồi bông phục vụ thị trường trong nước để có thể thay thế hàng nhập khẩu trongtương lai.

Qua quá trình nghiên cứu, nhóm đề tài đã chế tạo thành công chế tạo thành máy nhồi bông đạt các thông số cơ bản theo yêu cầu như sau:Phạm vi nhồi bông: 15 gram/ô/lần; Cửa nhồi: 2 cửa; Công suất nhồi:15 – 30gram/ lần phụt; Khối lượng lồng chứa: 12 kg; Sai số của máy: ± 0,2gram/ 1 lần cân; Áp suất tối thiểu yêu cầu: 5m3/phút.

Trong quá trình thử nghiệm chạy cân chỉnh, nhóm nghiên cứu đã cho thực hiện nhiều lần cho một loại sản phẩm, qua so sánh và đánh giá thì sai số cho lần cân đảm bảo với mục tiêu đề tài đặt ra.Khả năng vận hành và công suất tương đương với các máy nước ngoài. So với các máy nước ngoài thì việc chủ động thiết kế, chế tạo máy nhồi bông như đề tài, mang lại một số hiệu quả kinh tế như:Chi phí bảo dưỡng, thay thế vật tư phụ tùng dễ dàng và rẻ hơn nếu mua máy từ nước ngoài; Chi phí tổng thể máy nếu sản xuất số lượng nhiều thì giá cả sẽ hợp lý rẻ hơn máy ngoại nhập, giúp cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ dễ dàng mua để tăng công suất, chất lượng sản phẩm.Theo nhóm nghiên cứu thì khả năng nội địa hóa sản phẩm khá cao (70% - 80%) nên đây là cơ hội chúng ta có thể cạnh tranh về giá cả kinh doanh cho sản phẩm này.

Nhóm nghiên cứu cũng hi vọng sẽ được tiếp tục hỗ trợ kinh phí để nghiên cứu sau nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục cải thiện tối ưu các chức năng của máy và có thể chuyển giao thương mại cho các công ty, doanh nghiệp có sản xuất về thú nhồi bông.

Nguồn: Báo cáo đề tài (Mã số: ĐTKHCN.017/19) tại Cục Thông tin KH&CN quốc gia.

Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn