Kỹ thuật cho phép rô bốt phát hiện khi nào con người cần giúp đỡ
10:18 SA,09/12/2021
Rô bốt quan sát ánh mắt và giọng nói của con người để xác định đúng thời điểm họ cần giúp đỡ khi nướng bánh quy.  Do rô bốt có thể tương tác hiệu quả với người sử dụng nên chúng được sử dụng ngày càng nhiều trong thế giới thực. Ngoài việc giao tiếp với con người và hỗ trợ họ trong các công việc hàng ngày, rô bốt còn có thể tự động xác định xem liệu sự trợ giúp của chúng có cần thiết hay không. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Franklin & Marshall gần đây đã cố gắng phát triển các công cụ tính toán có thể nâng cao hiệu suất của các rô bốt trợ giúp các vấn đề xã hội bằng cách cho phép chúng xử lý các tín hiệu xã hội do con người đưa ra và phản hồi tương ứng. Trong một bài báo được xuất bản trên arXiv và được trình bày tại hội nghị chuyên đề AI-HRI 2021 vào tuần trước, họ đã giới thiệu một kỹ thuật mới cho phép rô bốt tự động phát hiện khi nào là thời điểm thích hợp để chúng có thể trợ giúp người dùng.  Jason R. Wilson, một trong những nhà nghiên cứu nói với TechXplore : “Tôi quan tâm đến việc thiết kế các rô bốt giúp mọi người thực hiện các công việc hàng ngày, chẳng hạn như nấu bữa tối, học toán hoặc lắp ráp đồ nội thất Ikea. "Tôi không muốn thay thế con người làm những việc này mà chỉ muốn rô bốt có thể hỗ trợ con người, đặc biệt là trong trường hợp không có đủ người để làm việc."  Wilson tin rằng khi một rô bốt giúp con người hoàn thành một nhiệm vụ được giao, nó sẽ làm điều đó một cách “chính đáng”. Nói cách khác, ông cho rằng lý tưởng nhất là rô bốt nên nhạy cảm với người, tôn trọng con người và quyền tự chủ của họ.   Wilson giải thích: “Một cách để giúp rô bốt tôn trọng quyền tự chủ của người dùng là làm sao đảm bảo robot có thể điều hòa giữa việc giúp đỡ quá nhiều và quá ít. "Công việc trước đây của tôi đã xem xét các thuật toán để điều chỉnh khối lượng công việc mà rô bốt hỗ trợ dựa trên mức độ yêu cầu của người sử dụng. Nghiên cứu gần đây của chúng tôi tập trung vào việc ước tính mức độ yêu cầu mà người dùng cần." Khi con người cần trợ giúp với một công việc nhất định, họ có thể yêu cầu hỗ trợ một cách rõ ràng hoặc truyền đạt rằng họ đang gặp khó khăn theo những cách ẩn ý. Ví dụ: họ có thể đưa ra những nhận xét như "hừm, tôi không chắc" hoặc bày tỏ sự thất vọng thông qua nét mặt hoặc ngôn ngữ cơ thể của họ. Con người có thể đưa ra chiến lược tiềm ẩn khác để giao tiếp khi họ cần giúp đỡ thông qua ánh mắt họ nhìn. 
Nguồn: https://techxplore.com/
Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn