Công ty khởi nghiệp Singapore sản xuất mì ăn liền từ lạc Bambara
4:46 CH,01/12/2022

Năm 2020, WhatIF đã ra mắt món mì của mình tại Singapore, thay thế quy trình chiên ngập dầu được sử dụng trong sản xuất mì ăn liền thông thường bằng một phương pháp lành mạnh hơn tương tự như chiên chân không (chiên không dùng dầu). Công nghệ sản xuất độc quyền này làm giảm hàm lượng chất béo trong mì WhatIF và tránh sử dụng dầu cọ, thành phần có liên quan đến nạn phá rừng, ô nhiễm đất và nước. Mì cũng chứa nhiều chất xơ và protein hơn so với mì ăn liền làm từ lúa mì thông thường.

Cho đến nay, Langwallner và người đồng sáng lập Peter Cheetham, một kỹ sư sinh hóa, đã tự bỏ tiền để điều hành công ty. Langwallner cho biết hiện họ đang tìm kiếm các nhà đầu tư để giúp công ty mở rộng quy mô.

Công ty đang nỗ lực hướng tới cột mốc quan trọng đầu tiên: tìm nguồn cung ứng 1.000 tấn lạc Bambara từ Tây Phi, mà Langwallner cho biết sẽ khôi phục lại 1.000 ha đất vào cuối năm 2023. Công ty đang làm việc trực tiếp với 1.600 nông dân ở Ghana và liên hệ với nông dân ở Nigeria và Malaysia để chuẩn bị mở rộng sản xuất trong tương lai.

Trong tương lai, WhatIF muốn "nội địa hóa sản xuất" bằng cách xây dựng các nhà máy gần với nguồn cung cấp lạc hoặc gần nơi tiêu thụ và mở rộng phạm vi sản phẩm của mình. Gần đây, công ty đã tung ra sữa BamNut và đang nghiên cứu phát triển các sản phẩm sữa có nguồn gốc thực vật khác như sữa chua và pho mát.

Bằng cách thực hiện "cách tiếp cận hoàn toàn khác", Langwallner hy vọng rằng lạc Bambara sẽ giúp nông dân trên khắp thế giới hồi sinh những vùng đất bạc màu, và đa dạng hóa nguồn dinh dưỡng để hướng tới một tương lai an toàn hơn.

Nguồn: https://edition.cnn.com/

Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn