Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Giải pháp công nghệ tạo đầu ra cho nông sản 3:50 PM,6/8/2018

Thời gian qua, việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH và CN) trong nông nghiệp đã giúp giải quyết những vướng mắc trong sản xuất, chế biến. Tuy nhiên, người nông dân vẫn thiếu thông tin thị trường. Thực tế này đòi hỏi các giải pháp về công nghệ thông tin (CNTT) nhằm kết nối từ khâu nuôi trồng đến tiêu thụ sản phẩm hiệu quả hơn.

Việc ứng dụng KH và CN vào nông nghiệp đã giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm so với sản xuất nông nghiệp truyền thống. Tại TP Hồ Chí Minh, Khu nông nghiệp công nghệ cao TP Hồ Chí Minh đi vào hoạt động đã cung cấp cho nông dân hạt giống chất lượng cao, nghiên cứu và chuyển giao các mô hình sản xuất rau, dưa an toàn, nhân giống hoa lan bằng hình thức nuôi cấy mô, sản xuất các chế phẩm sinh học công nghệ cao... Nhiều doanh nghiệp (DN) đã biết ứng dụng IoT (in-tơ-nét kết nối vạn vật) và Bigdata (dữ liệu lớn) để sản xuất các sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Chẳng hạn, ứng dụng phần mềm Smart Agri trong mô hình trồng dưa lưới giúp tăng năng suất, sản lượng khoảng 10% so với phương pháp truyền thống và giảm chi phí đầu tư. Người sử dụng công nghệ này có thể theo dõi mùa vụ từ bất kỳ nơi đâu thông qua các ứng dụng di động hoặc trình duyệt web trên nền tảng điện toán đám mây. Công nghệ cho phép ghi lại lịch sử chăm sóc trong suốt mùa vụ và khi vào vụ thu hoạch, hệ thống sẽ tự tạo các thông tin liên quan đến sản phẩm (mã QR) nhằm cung cấp cho người tiêu dùng các thông tin về ngày trồng, ngày thu hoạch, chất lượng, hàm lượng, xuất xứ, hạn bảo quản... Tại Hà Nội, ngành chăn nuôi đã nhập khẩu các giống gà, lợn từ nước ngoài và ứng dụng KH và CN để cải thiện chất lượng đàn giống trong nước, như: gà D300 từ Cộng hòa Séc; lợn đực các giống Lan-đơ-rát, Y-oóc-sai từ Đan Mạch; lợn nái giống Lan-đơ-rát, Y-oóc-sai từ Thái-lan, Ca-na-đa. Trong công tác chọn giống, các nhà chuyên môn đã sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo, kết quả đạt 100% với đàn bò sữa; 61% đối với đàn bò thịt; 79% đối với đàn lợn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, hiện nay, thành phố có 105 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, 71 mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, trong đó, một số mô hình đạt nhiều tỷ đồng trên một ha canh tác.

Thực tế cho thấy, ứng dụng KH và CN vào nông nghiệp đã giúp nông dân có thêm thu nhập, cải thiện đời sống và là hướng đi cần tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, việc ứng dụng KH và CN vào nông nghiệp vẫn còn nhiều bất cập. Người sản xuất nông nghiệp chưa biết nhiều về CNTT và người làm CNTT cũng chưa biết nhiều về nông nghiệp. Người nông dân còn lo ngại đầu tư công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp tốn kém nhưng không có thông tin về thị trường tiêu thụ. Thí dụ, để xây dựng một trang trại chăn nuôi quy mô vừa theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao cần khoảng từ 140 tỷ đến 150 tỷ đồng (gấp từ bốn đến năm lần so với mô hình chăn nuôi truyền thống), nếu không có đầu ra thì ít ai dám đầu tư.

Theo các chuyên gia, để khắc phục những hạn chế nêu trên, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong nông nghiệp; nghiên cứu KH và CN cần bám sát nhu cầu thực tế, tạo được liên kết chặt chẽ giữa nhà khoa học, DN và nông dân. Sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị nhằm bảo đảm đầu ra cho nông sản ở thị trường trong nước và nước ngoài. Để giúp người nông dân nâng cao chất lượng, năng suất, sản lượng, các cơ quan chuyên môn cần cung cấp thông tin về giống, các quy trình nuôi, trồng, chăm sóc, thu hoạch... Bên cạnh đó, hằng ngày, người nông dân được cập nhật thông tin thị trường về nhu cầu thu mua, chế biến, phân phối, giá cả... để có cơ hội lựa chọn đối tác thu mua sản phẩm với giá phù hợp. Trong trường hợp cung vượt cầu, các cơ quan chuyên môn sẽ cung cấp thông tin này đến người nông dân, đồng thời hướng dẫn cách chế biến, bảo quản nông sản để giữ sản phẩm có chất lượng tốt nhất và cung cấp khi thị trường ổn định. Với các giải pháp đồng bộ về CNTT mới tạo được sự hấp dẫn, yên tâm cho các DN khi đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao.

Nguồn: Báo Nhân dân

Send Print  Back
The news brought
Khởi động cuộc thi “Y tế thông minh năm 2018” 6/8/2018
Bác sĩ viết phần mềm để quản lý hoạt động y tế 6/8/2018
Ra mắt đèn học thông minh công nghệ 4.0 6/6/2018
Bạc Liêu: Hội đồng tư vấn đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN không sử dụng ngân sách nhà nước 6/6/2018
Hà Giang: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ giảm thủy phân nâng cao chất lượng, giá trị mật ong bạc hà Cao nguyên đá 6/5/2018
Ứng dụng kỹ thuật metagenomics vào khai thác các gen mới mã hóa enzym chuyển hóa sinh khối lignocellulose 6/5/2018
Phú Yên: Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 6/1/2018
Đẩy mạnh hợp tác KH&CN Việt Nam – Vương quốc Anh 6/1/2018
Hợp tác đẩy nhanh quá trình xử lý đơn đăng ký sáng chế 5/30/2018
Cao Bằng: Hội thảo tư vấn, phản biện Đề án phát triển sản xuất cây ăn quả 5/30/2018
Cần Thơ: Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp cải thiện 5/30/2018
Trí tuệ nhân tạo dành cho cuộc sống 5/28/2018
Thử nghiệm máy bay không người lái giám sát rừng 5/28/2018
Hơn 220 công trình, sáng kiến đoạt Giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo trong quân đội 5/21/2018
Space day 2018: Khơi gợi niềm đam mê nghiên cứu khoa học cho học sinh 5/21/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120409269 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn