Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 3:52 PM,6/8/2018

Cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư hướng tới công nghệ về trí tuệ nhân tạo, in-tơ-nét vạn vật, tự động hóa, rô-bốt… Trong bối cảnh hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhận thức đúng, Nhà nước cần có chính sách, lộ trình cụ thể để hỗ trợ, tiếp sức doanh nghiệp tiếp cận, ứng dụng các thành tựu của cuộc CMCN lần thứ tư.

Gần đây, dịch vụ gọi xe ta-xi bằng ứng dụng Uber và Grab đã khiến nhiều doanh nghiệp vận tải truyền thống bị ảnh hưởng, qua đó cho thấy những tác động to lớn của ứng dụng công nghệ tiên tiến vào đời sống hằng ngày. Nhiều doanh nghiệp phát triển các ứng dụng tiện ích cho người dùng và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường như: Gửi đồ, chuyển phát nhanh, đặt phòng, tìm kiếm dịch vụ ăn uống, vui chơi… cũng khiến nhiều đơn vị kinh doanh theo phương thức truyền thống bị ảnh hưởng doanh thu. Dù chủ động tìm kiếm các giải pháp về công nghệ để có những thay đổi phù hợp, nhưng hầu hết các doanh nghiệp trong nước vẫn chỉ học theo, chưa có sự sáng tạo, đột phá.

Theo báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) hiện nay, chỉ có 25 quốc gia trên thế giới đang sẵn sàng cho CMCN lần thứ tư. Việt Nam không nằm trong nhóm này, chỉ số xếp hạng về công nghệ và đổi mới sáng tạo là 23/100. Nhiều chuyên gia cho rằng, hầu hết các doanh nghiệp trong nước vẫn cho rằng cuộc CMCN lần thứ tư có tác động ít hoặc không tác động tới nước ta. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp không biết cuộc CMCN lần thứ tư là gì. Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Metrandeck Việt Nam Điền Văn Giáp cho rằng, hiểu biết của nhiều người về cuộc CMCN lần thứ tư còn rất mơ hồ, nếu không có sự tìm hiểu sẽ không biết nó là cái gì, nó sẽ tác động thay đổi những gì trong cuộc sống.

Theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), mặc dù VCCI đã bắt đầu xây dựng cộng đồng mở về in-tơ-nét vạn vật (IOT) từ năm 2017, nhưng nhiều doanh nghiệp (DN), cơ quan quản lý nhà nước vẫn còn khá bỡ ngỡ. Một số đơn vị vẫn chỉ mới nắm bắt ở dạng nhận thức, nhưng thực tế lộ trình chuyển mình như thế nào thì chưa có. Điều này cũng được thể hiện khi 95% doanh nghiệp đang sử dụng in-tơ-nét, nhưng có đến 60% trong số đó gặp khó khăn trong việc ứng dụng vào sản xuất kinh doanh. Hầu hết các doanh nghiệp đang ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm một cách rời rạc, chưa đồng bộ. Phó Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Misa Nguyễn Xuân Hoàng cho rằng, cuộc CMCN lần thứ tư đang ở giai đoạn khởi đầu, doanh nghiệp cần tìm hiểu xem các doanh nghiệp trên thế giới đang áp dụng thành tựu của cuộc CMCN lần thứ tư như thế nào, qua đó sẽ áp dụng từng bước để chuyển đổi thành doanh nghiệp số, nâng cao hiệu quả về chất lượng và dịch vụ. Hiện nay gần 20% doanh nghiệp có kế hoạch triển khai ứng dụng các thành tựu của cuộc CMCN lần thứ tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chẳng hạn, Công ty TNHH phát triển Hương Việt (Hương Việt Group) đã chủ động xây dựng lộ trình để bắt kịp với xu thế 4.0 với việc sản xuất phần mềm cho ngành giáo dục và đào tạo như: Phần mềm Trí Việt E.learning, phần mềm Intest, Lantest, Marktest, hệ thống Edu.offic, hệ quản lý đào tạo trên nền tảng đám mây Cloud Learning System.

Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho cuộc CMCN lần thứ tư với những lộ trình và bước đi cụ thể, phù hợp không phải là chuyện riêng của doanh nghiệp. Bởi phần lớn doanh nghiệp của Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thiếu tiềm lực đầu tư về vốn và công nghệ, kinh nghiệm quản trị sản xuất còn yếu, không có chiến lược kinh doanh, hạn chế về năng lực cạnh tranh. Để doanh nghiệp tiếp cận với công nghiệp lần thứ tư, cần sự hỗ trợ, tiếp sức từ phía Nhà nước; những chính sách cụ thể giúp doanh nghiệp nhanh chóng đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh. Nếu doanh nghiệp không thích ứng nhanh với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ tụt hậu và không thể tồn tại. Mặc dù chỉ tiêu về năng lực sẵn sàng của Việt Nam còn thấp, nhưng lại được đánh giá cao về những chỉ tiêu khác như: Tiềm năng nguồn nhân lực, cơ chế chính sách dành cho đổi mới sáng tạo. Đánh giá tổng thể, năng lực tiếp cận cuộc CMCN lần thứ tư của Việt Nam đang ở mức trung bình, chứ không phải ở mức thấp.

Nhằm triển khai hiệu quả Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh khẳng định, CMCN lần thứ tư không triển khai theo phong trào mà phải triển khai một cách thực chất, quyết liệt, lồng ghép với những chiến lược, chương trình đã có, bảo đảm phù hợp với những chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước. Để tiếp tục tăng cường năng lực tiếp cận đối với cuộc CMCN lần thứ tư, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất huy động sức mạnh tổng hợp của các bộ, ngành, các cấp và xã hội để xây dựng Chiến lược tiếp cận cuộc CMCN lần thứ tư cho Việt Nam. Các bộ, ngành tiếp tục rà soát các chiến lược nhiệm vụ trọng tâm phù hợp với xu thế phát triển của cuộc CMCN lần thứ tư; xác định các công nghệ cần ưu tiên phát triển trong trung hạn và dài hạn để đón đầu các xu hướng công nghệ mới; lựa chọn, đề xuất một số sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh của ngành công nghiệp, phát triển dựa trên nền tảng công nghệ của cuộc CMCN lần thứ tư.

Nguồn: Báo Nhân dân

Cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư hướng tới công nghệ về trí tuệ nhân tạo, in-tơ-nét vạn vật, tự động hóa, rô-bốt… Trong bối cảnh hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhận thức đúng, Nhà nước cần có chính sách, lộ trình cụ thể để hỗ trợ, tiếp sức doanh nghiệp tiếp cận, ứng dụng các thành tựu của cuộc CMCN lần thứ tư.

Gần đây, dịch vụ gọi xe ta-xi bằng ứng dụng Uber và Grab đã khiến nhiều doanh nghiệp vận tải truyền thống bị ảnh hưởng, qua đó cho thấy những tác động to lớn của ứng dụng công nghệ tiên tiến vào đời sống hằng ngày. Nhiều doanh nghiệp phát triển các ứng dụng tiện ích cho người dùng và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường như: Gửi đồ, chuyển phát nhanh, đặt phòng, tìm kiếm dịch vụ ăn uống, vui chơi… cũng khiến nhiều đơn vị kinh doanh theo phương thức truyền thống bị ảnh hưởng doanh thu. Dù chủ động tìm kiếm các giải pháp về công nghệ để có những thay đổi phù hợp, nhưng hầu hết các doanh nghiệp trong nước vẫn chỉ học theo, chưa có sự sáng tạo, đột phá.

Theo báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) hiện nay, chỉ có 25 quốc gia trên thế giới đang sẵn sàng cho CMCN lần thứ tư. Việt Nam không nằm trong nhóm này, chỉ số xếp hạng về công nghệ và đổi mới sáng tạo là 23/100. Nhiều chuyên gia cho rằng, hầu hết các doanh nghiệp trong nước vẫn cho rằng cuộc CMCN lần thứ tư có tác động ít hoặc không tác động tới nước ta. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp không biết cuộc CMCN lần thứ tư là gì. Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Metrandeck Việt Nam Điền Văn Giáp cho rằng, hiểu biết của nhiều người về cuộc CMCN lần thứ tư còn rất mơ hồ, nếu không có sự tìm hiểu sẽ không biết nó là cái gì, nó sẽ tác động thay đổi những gì trong cuộc sống.

Theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), mặc dù VCCI đã bắt đầu xây dựng cộng đồng mở về in-tơ-nét vạn vật (IOT) từ năm 2017, nhưng nhiều doanh nghiệp (DN), cơ quan quản lý nhà nước vẫn còn khá bỡ ngỡ. Một số đơn vị vẫn chỉ mới nắm bắt ở dạng nhận thức, nhưng thực tế lộ trình chuyển mình như thế nào thì chưa có. Điều này cũng được thể hiện khi 95% doanh nghiệp đang sử dụng in-tơ-nét, nhưng có đến 60% trong số đó gặp khó khăn trong việc ứng dụng vào sản xuất kinh doanh. Hầu hết các doanh nghiệp đang ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm một cách rời rạc, chưa đồng bộ. Phó Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Misa Nguyễn Xuân Hoàng cho rằng, cuộc CMCN lần thứ tư đang ở giai đoạn khởi đầu, doanh nghiệp cần tìm hiểu xem các doanh nghiệp trên thế giới đang áp dụng thành tựu của cuộc CMCN lần thứ tư như thế nào, qua đó sẽ áp dụng từng bước để chuyển đổi thành doanh nghiệp số, nâng cao hiệu quả về chất lượng và dịch vụ. Hiện nay gần 20% doanh nghiệp có kế hoạch triển khai ứng dụng các thành tựu của cuộc CMCN lần thứ tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chẳng hạn, Công ty TNHH phát triển Hương Việt (Hương Việt Group) đã chủ động xây dựng lộ trình để bắt kịp với xu thế 4.0 với việc sản xuất phần mềm cho ngành giáo dục và đào tạo như: Phần mềm Trí Việt E.learning, phần mềm Intest, Lantest, Marktest, hệ thống Edu.offic, hệ quản lý đào tạo trên nền tảng đám mây Cloud Learning System.

Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho cuộc CMCN lần thứ tư với những lộ trình và bước đi cụ thể, phù hợp không phải là chuyện riêng của doanh nghiệp. Bởi phần lớn doanh nghiệp của Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thiếu tiềm lực đầu tư về vốn và công nghệ, kinh nghiệm quản trị sản xuất còn yếu, không có chiến lược kinh doanh, hạn chế về năng lực cạnh tranh. Để doanh nghiệp tiếp cận với công nghiệp lần thứ tư, cần sự hỗ trợ, tiếp sức từ phía Nhà nước; những chính sách cụ thể giúp doanh nghiệp nhanh chóng đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh. Nếu doanh nghiệp không thích ứng nhanh với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ tụt hậu và không thể tồn tại. Mặc dù chỉ tiêu về năng lực sẵn sàng của Việt Nam còn thấp, nhưng lại được đánh giá cao về những chỉ tiêu khác như: Tiềm năng nguồn nhân lực, cơ chế chính sách dành cho đổi mới sáng tạo. Đánh giá tổng thể, năng lực tiếp cận cuộc CMCN lần thứ tư của Việt Nam đang ở mức trung bình, chứ không phải ở mức thấp.

Nhằm triển khai hiệu quả Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh khẳng định, CMCN lần thứ tư không triển khai theo phong trào mà phải triển khai một cách thực chất, quyết liệt, lồng ghép với những chiến lược, chương trình đã có, bảo đảm phù hợp với những chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước. Để tiếp tục tăng cường năng lực tiếp cận đối với cuộc CMCN lần thứ tư, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất huy động sức mạnh tổng hợp của các bộ, ngành, các cấp và xã hội để xây dựng Chiến lược tiếp cận cuộc CMCN lần thứ tư cho Việt Nam. Các bộ, ngành tiếp tục rà soát các chiến lược nhiệm vụ trọng tâm phù hợp với xu thế phát triển của cuộc CMCN lần thứ tư; xác định các công nghệ cần ưu tiên phát triển trong trung hạn và dài hạn để đón đầu các xu hướng công nghệ mới; lựa chọn, đề xuất một số sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh của ngành công nghiệp, phát triển dựa trên nền tảng công nghệ của cuộc CMCN lần thứ tư.

Nguồn: Báo Nhân dân
Send Print  Back
The news brought
Giải pháp công nghệ tạo đầu ra cho nông sản 6/8/2018
Khởi động cuộc thi “Y tế thông minh năm 2018” 6/8/2018
Bác sĩ viết phần mềm để quản lý hoạt động y tế 6/8/2018
Ra mắt đèn học thông minh công nghệ 4.0 6/6/2018
Bạc Liêu: Hội đồng tư vấn đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN không sử dụng ngân sách nhà nước 6/6/2018
Hà Giang: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ giảm thủy phân nâng cao chất lượng, giá trị mật ong bạc hà Cao nguyên đá 6/5/2018
Ứng dụng kỹ thuật metagenomics vào khai thác các gen mới mã hóa enzym chuyển hóa sinh khối lignocellulose 6/5/2018
Phú Yên: Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 6/1/2018
Đẩy mạnh hợp tác KH&CN Việt Nam – Vương quốc Anh 6/1/2018
Hợp tác đẩy nhanh quá trình xử lý đơn đăng ký sáng chế 5/30/2018
Cao Bằng: Hội thảo tư vấn, phản biện Đề án phát triển sản xuất cây ăn quả 5/30/2018
Cần Thơ: Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp cải thiện 5/30/2018
Trí tuệ nhân tạo dành cho cuộc sống 5/28/2018
Thử nghiệm máy bay không người lái giám sát rừng 5/28/2018
Hơn 220 công trình, sáng kiến đoạt Giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo trong quân đội 5/21/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120415371 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn