Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Cấy chip vào da để thử nghiệm cuộc sống thông minh 4:05 PM,6/13/2018

Hơn 3.000 người Thụy Điển đã đưa vào dưới da một vi mạch điện tử để thay thế cho việc sử dụng chìa khóa, thẻ tín dụng hay vé tàu.

Theo SCMP, ca cấy ghép vi mạch đầu tiên ở Thụy Điển diễn ra năm 2015.Vi mạch hay con chip chỉ có kích thước của một hạt gạo, được chèn dưới da, thường là ở tay, có thể sử dụng thay cho chìa khóa, thẻ tín dụng hay vé tàu.Trào lưu này đang ngày càng được chào đón không chỉ ở Thụy Điển mà còn ở nhiều nơi khác, bất chấp các cảnh báo về rủi ro vi phạm dữ liệu cá nhân trên toàn cầu.

Công ty đường sắt quốc gia của Thụy Điển có hơn 130 người sử dụng dịch vụ đặt chỗ thông qua vi mạch mỗi năm. Khi sử dụng dịch vụ, một thiết bị quét sẽ kiểm tra tay của người đi tàu để xem các thông tin cá nhân trên chip của họ.Ulrika Celsing, 24 tuổi, là một trong 3.000 người Thụy Điển đã cấy một chip siêu nhỏ vào tay để thử nghiệm một lối sống mới. Giờ đây, để bước vào nơi làm việc của mình, cơ quan truyền thông Mindshare, cô chỉ cần một thao tác đơn giản là vẫy tay trên một chiếc hộp nhỏ và gõ vào một đoạn mã để cánh cửa mở ra.Không chỉ vậy, con chip này đã biến thành một loại túi xách điện tử và thậm chí thay thế cả thẻ phòng tập gym của Celsing.Nếu muốn, cô cũng có thể sử dụng nó để đặt vé tàu hỏa.

Thụy Điển là một quốc gia với số lượng lớn người dân quan tâm tới công nghệ mới và hầu hết đều cho rằng việc chia sẻ thông tin cá nhân đã được phân loại và tổ chức, là một dấu hiệu của xã hội minh bạch. Cụ thể, đó là các thông tin được đăng ký vớihệ thống an sinh xã hội cũng như với các cơ quan hành chính khác. Mọi người thậm chí có thể tìm hiểu tiền lương của nhau thông qua một cuộc gọi điện thoại nhanh đến cơ quan thuế.

Đó là lý do nhiều người dân nước ngày rất tích cực trong việc cấy ghép vi mạch vào da, bất chấp một số tranh luận xung quanh vấn đề này. Chip được cấy ghép sử dụng công nghệ Giao tiếp trường gần (NFC) và có tính "thụ động", có nghĩa là chúng giữ dữ liệu có thể đọc được bởi các thiết bị khác nhưng không thể tự đọc thông tin.Mặc dù vẫn còn hạn chế về tính năng, hiện nó có khả năng lưu giữ thông tin vé tàu, mã số nhập cảnh cũng như cho phép truy cập một số máy bán hàng tự động và máy in.

Celsing nhớ lại quyết định cấy vi mạch của mình, đó là một sự kiện do công ty tổ chức, cho phép các nhân viên tham gia. Cô đã quyết định một lần làm theo số đông.Cô cho biết cảm giác lúc cấy ghép không khác gì bị tiêm, khi ống tiêm đưa chip vào tay trái của mình.

Cô cho biết đây là cánh tay mà cô sử dụng hàng ngày, không sợ bị hack hay bất cứ thứ gì giám sát."Tôi không nghĩ rằng công nghệ hiện tại đủ để khiến con chip trong tay bị tấn công", người phụ nữ này chia sẻ."Nhưng trong tương lai thì chưa biết. Dù sao thì tôi có thể lấy nó ra bất kỳ lúc nào".

Tuy nhiên, Ben Libberton, một nhà vi sinh học làm việc cho Phòng thí nghiệm MAX IV, lại cho rằng việc cấy chip vào cơ thể là nguy hiểm."Chip đưa vào cơ thể sẽ khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hoặc ảnh hưởng tới phản ứng của hệ thống miễn dịch", ông nói.Nhưng rủi ro lớn nhất, theo nhà nghiên cứu này, là các dữ liệu.

"Hiện tại, dữ liệu được thu thập và chia sẻ bởi con chip là nhỏ, nhưng có khả năng sẽ tăng", ông cho biết. Quan trọng hơn là những dữ liệu được thu thập bởi ai và ai sẽ chia sẻ nó.Libberton lo lắng rằng "càng có nhiều dữ liệu được lưu trữ ở một nơi thì càng có nhiều rủi ro xảy ra".

Nhưng Jowan Osterlund, một chuyên gia trong lĩnh vực cấy ghép này lại có quan điểm ngược lại. Ông lập luận rằng nếu mang tất cả dữ liệu cá nhân thuộc về mình trên người, bạn sẽ kiểm soát tốt hơn việc sử dụng chúng.

Tuy nhiên, việc cấy chip không phải lúc nào cũng thuận tiện. Tại một sự kiện được tổ chức ở Stockholm, Anders Brannfors, 59 tuổi, khá nổi bật với mái tóc muối tiêu khi đứng cạnh những người trẻ tuổi. Ông đã cấy chip dưới da được vài tuần nhưng vẫn phải có mặt tại đây để tìm hiểu cách sử dụng công nghệ mới như thế nào, bởi sau thời gian dài loay hoay mà vẫn chưa có kết quả.

Nguồn: Vnexpress

Send Print  Back
The news brought
Công nghệ phục vụ thông minh cho các nhà hàng, bệnh viện lớn và đông khách 6/13/2018
Nvidia ra mắt máy tính AI giúp bộ não robot tự hành thông minh hơn 6/13/2018
Magicbook: Sách 4D tương tác thực tế ảo về vạn vật 6/13/2018
Dùng tia laser siêu nhanh điều trị bệnh cận thị 6/13/2018
Công nghệ pin 3D mới sạc đầy sau vài giây 6/13/2018
Robot nano dạng tế bào loại bỏ vi khuẩn và độc tố trong máu 6/13/2018
Phát triển được laser với chùm ánh sáng được khuếch đại bằng âm thanh 6/13/2018
Bộ cảm biến công nghệ nano biến dấu vân tay phân tử thành mã vạch 6/13/2018
Nghiên cứu chế tạo màng phủ kị nước cho kính quan sát phục vụ An ninh – Quốc phòng 6/8/2018
Đường thông minh có thể kết nối internet và thay con người gọi cứu thương? 6/6/2018
Drone làm từ pizza bay lượn trên bầu trời không khác gì máy bay thực thụ 6/6/2018
Chế tạo thành công ống nano cacbon có kích thước siêu nhỏ, giá thành rẻ 6/1/2018
Màng siêu mỏng giúp mắt người phát tia la-de 5/16/2018
Công nghệ laser giúp phát hiện phản ứng hóa học trong bầu khí quyển 4/16/2018
Nghiên cứu tổng hợp hệ vật liệu phức hợp Oxide bán dẫn một chiều và các cấu trúc nano kim loại ứng dụng cho quang xúc tác 3/30/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120408664 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn