Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Kiên Giang: Thông qua đề cương dự án “Thu thập, lưu giữ, bảo tồn nguồn gen kỳ tôm và càng cuốc” 4:20 PM,6/13/2018

Ngày nay nhiều sinh cảnh sống cho nhiều loài động-thực vật hoang dã có nguy cơ bị mất, dẫn đến chúng giảm số lượng cá thể, có loài dẫn đến tuyệt chủng. Nhóm bò sát là mắt xích quan trọng của chuỗi và lưới thức ăn trong tự nhiên, từ lâu đã gắn bó và có giá trị kinh tế đối với con người, đồng thời cũng là nhóm động vật được khai thác dễ dàng, tương đối nhạy cảm và dễ bị biến động trước những thay đổi của môi trường cùng các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của con người.

 Nghiên cứu điều tra bò sát ở Việt Nam trong những năm gần đây đã được quan tâm, tiến hành nghiên cứu trên nhiều khu vực, vùng, miền, theo đó số lượng các loài bò sát mới phát hiện và cả những loài ghi nhận bổ sung được công bố trên các tạp chí trong nước và quốc tế, tuy nhiên vấn đề bảo tồn kỳ tôm, càng cuốc chưa được quan tâm nhiều ở các vùng miền của đất nước, trong đó có huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Căn cứ Quyết định số 931/QĐ-UBND của UBND tỉnh Kiên Giang ngày 26/4/2014 vế phê duyệt Dự án bảo tồn các nguồn gen động, thực vật phục vụ phát triển KT -XH tỉnh Kiên Giang thực hiện từ 2014 đến 2020, Hội đồng KH&CN tỉnh Kiên Giang đặt hàng dự án “Thu thập, lưu giữ, bảo tồn nguồn gen kỳ tôm (Physignathus cocincinus) và càng cuốc (Varanus bengalesis nebulosus) tại tỉnh Kiên Giang” nhằm lưu giữ, bảo tồng nguồn gen quý hiếm của 2 loài bò sát này.

Kết quả mở hồ sơ dự án này có 1 hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn là Trường Đại học Kiên Giang. Hội đồng tư vấn KH&CN chuyên ngành cấp tỉnh đã xem xét, đánh giá, tuyển chọn đơn vị chủ trì và thông qua thuyết minh đề cương dự án tại Hội trường Sở KH&CN tỉnh Kiên Giang. Kết quả bỏ phiếu đã xác định Trường Đại học Kiên Giang là đơn vị chủ trì và ThS Ngô Văn Thống làm chủ nhiệm.

Các thành viên Hội đồng và đại biểu tham dự đã trao đổi, thảo luận, đóng góp ý kiến để đơn vị chủ trì và chủ nhiệm dự án bổ sung, chỉnh sửa một số nội dung trong thuyết minh đề cương như: Phần tổng quan tình hình nghiên cứu cần bổ sung các tài liệu nghiên cứu về hình thái, sinh học, sinh thái và sinh sản và công tác bảo tồn của 2 loài bò sát nêu trên. Dự án cần thực hiện 4 nội dung: (i) Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin thứ cấp và sơ cấp; (ii) Xây dựng 2 mô hình nuôi lưu giữ, bảo tồn tại Vườn Quốc gia Phú Quốc tỉnh Kiên Giang; (iii) Đánh giá hiệu quả và đề xuất phương án bảo tồn giai đoạn tiếp theo; (iv) Triển khai đào tạo, tập huấn, hội thảo.

Dự kiến sản phẩm của dự án gồm: (i) 1 bộ hồ sơ về sự phân bố kèm bản đồ sự xuất hiện thường xuyên của kỳ tôm và càng cuốc; đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái và sinh sản của kỳ tôm và càng cuốc; (ii) Hai (02) mô hình nuôi lưu giữ, bảo tồn tại Vườn Quốc gia Phú Quốc tỉnh Kiên Giang (giao nộp mỗi mô hình có ít nhất 20 con trưởng thành); (iii) 2 quy trình nuôi lưu giữ, bảo tồn phù hợp tại Kiên Giang; (iv) Tổ chức 2 cuộc hội thảo, tập huấn cho 80 cán bộ kỹ thuật, tổ chức, cá nhân có nguyện vọng nuôi bảo tồn; (v) Tham gia đào tạo 1 học viên cao học (nếu có thể); (vi) 1 bài báo khoa học được đăng trong các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước có chỉ số ISSN; (vii) Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt của dự án;(viii) USB chứa toàn bộ nội dung của dự án.

Hy vọng, mô hình nuôi kỳ tôm và càng cuốc sẽ là một đến tham quan thú vị cho du khách khi đến Phú Quốc  

Nguồn: Sở KH&CN Kiên Giang

Send Print  Back
The news brought
Hải Phòng: Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất và đời sống 6/13/2018
Bộ cảm biến chứa vi khuẩn phát sáng giúp phát hiện chảy máu trong ruột 6/13/2018
Công nghệ mới giúp nhận dạng con người qua... dáng đi 6/13/2018
CMCN 4.0 và tầm nhìn của Hàn Quốc 6/13/2018
Biến được tế bào miễn dịch thành tế bào thần kinh 6/13/2018
Cuộc chạy đua để sở hữu sáng chế về CRISPR-Cas9 6/13/2018
Ứng dụng kỹ thuật metagenomics vào khai thác các gen mới mã hóa enzym chuyển hóa sinh khối lignocellulose 6/12/2018
Bắc Kạn: Khảo nghiệm tuyển chọn một số giống lúa chất lượng cao, năng suất khá, phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh 6/12/2018
Cao Bằng: Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Nếp hương Bảo lạc 6/12/2018
Giải pháp phát triển thương mại cho nông sản Việt 6/12/2018
Hà Nội: Phát triển mô hình thâm canh đậu tương ĐT 26 trên đất lúa 6/12/2018
Cần Thơ: Chuyển giao quy trình quản lý tổng hợp ruồi đục trái trên hai loại cây ăn trái: Dâu Hạ Châu, vú sữa tại huyện Phong Điền 6/12/2018
Bắc Kạn: Tập huấn đăng ký bảo hộ, khai thác nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý 6/12/2018
Đà Nẵng: Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp 6/12/2018
“Công nghệ thông minh cho tương lai” 6/12/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 121073986 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn