Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Đột phá trong việc tao vi sóng từ silicon 4:31 PM,6/18/2018

Sử dụng một siêu máy tính mạnh, các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách để tạo ra vi sóng bằng silicon rẻ tiền. Đây là một bước đột phá, giúp giảm thiểu đáng kể chi phí sản xuất và cải thiện các thiết bị như cảm biến trong xe tự lái.

"Cho đến nay, điều này được coi là không thể," GS. C.R. Selvakumar, chuyên gia về kỹ thuật điện và máy tính tại Đại học Waterloo, người đã đề xuất khái niệm này vài năm trước đây, nói.

Vi sóng tần số cao được dùng trong rất nhiều thiết bị, ví dụ như trong các radar mà cảnh sát dùng để phát hiện lái xe quá tốc độ, trong hệ thống tránh va chạm trong xe hơi,... Vi sóng được tạo ra bởi đi-ốt Gunn, ứng dụng các tính chất độc đáo của Gallium Arsenide, vật liệu bán dẫn khá đắt tiền và độc hại: khi dòng điện tác động vào Gallium Arsenide tăng lên thì dòng điện chạy qua nó cũng tăng, nhưng chỉ đến một giá trị nhất định. Ngoài giá trị này, dòng điện sẽ giảm, đây là hiệu ứng Gunn, hiện tượng phát ra ra vi sóng.

Trưởng nhóm nghiên cứu, Daryoush Shiri, cựu sinh viên tiến sĩ tại Đại học Waterloo, hiện đang làm việc ở Đại học Công nghệ Chalmers (Thụy Điển), đã sử công nghệ điện toán nano để tạo ra hiệu ứng tương tự với silicon.

Là loại vật chất có rất nhiều trên trái đất, silicon sẽ giúp cho việc sản xuất dễ dàng hơn, với chi phí chỉ khoảng 1/20 so với Gallium Arsenide. Công nghệ mới sử dụng các dây nano silic (khoảng 100.000 lớp dây mới có thể bằng với độ dày của tóc người). Các mô hình máy tính phức tạp cho thấy, nếu các dây nano silic bị kéo căng khi cho dòng điện đi qua, hiệu ứng Gunn sẽ diễn ra và tạo ra vi sóng.

Shiri cho biết: “Hiện nay có rất nhiều phương pháp chế tạo nano mới, nên sẽ dễ dàng để định hình silic rời thành dạng dây nano và sử dụng nó cho mục đích này”.

Theo GS. Selvakumart, công trình lý thuyết là bước đầu tiên trong quá trình phát triển các thiết bị rẻ hơn, linh hoạt hơn cho việc tạo ra vi sóng. Cơ chế kéo dài cũng có thể hoạt động như một công tắc để bật - tắt hiệu ứng hoặc thay đổi tần số vi sóng sử dụng cho một loạt các hướng ứng dụng mới mà thậm chí chưa từng tưởng tượng. "Đây mới chỉ là khởi đầu", "Rồi chúng ta sẽ thấy phát hiện này phát triển như thế nào", ông nói.

Nguồn: Science Daily

Send Print  Back
The news brought
Chế tạo thiết bị đo điện trở đa cực dùng trong thăm dò điện. 6/18/2018
Thiết bị tìm kiếm người 6/18/2018
Tính toán thiết kế đạn dùng cho súng đa năng bắn ở hai môi trường nước và không khí. Mã số đề tài: VAST.HĐN.01/15-16 6/14/2018
Nghiên cứu, đánh giá và đề xuất phương án đảm bảo chất lượng kênh thông tin vô tuyến của trạm mặt đất trong hệ thống VNREDSAT-1. Mã số: VAST.ĐLT.05/15-16 6/14/2018
Nghiên cứu, chế tạo mẫu thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển. Mã số đề tài: VAST01.10/16-17 6/14/2018
Cấy chip vào da để thử nghiệm cuộc sống thông minh 6/13/2018
Công nghệ phục vụ thông minh cho các nhà hàng, bệnh viện lớn và đông khách 6/13/2018
Nvidia ra mắt máy tính AI giúp bộ não robot tự hành thông minh hơn 6/13/2018
Magicbook: Sách 4D tương tác thực tế ảo về vạn vật 6/13/2018
Dùng tia laser siêu nhanh điều trị bệnh cận thị 6/13/2018
Công nghệ pin 3D mới sạc đầy sau vài giây 6/13/2018
Robot nano dạng tế bào loại bỏ vi khuẩn và độc tố trong máu 6/13/2018
Phát triển được laser với chùm ánh sáng được khuếch đại bằng âm thanh 6/13/2018
Bộ cảm biến công nghệ nano biến dấu vân tay phân tử thành mã vạch 6/13/2018
Nghiên cứu chế tạo màng phủ kị nước cho kính quan sát phục vụ An ninh – Quốc phòng 6/8/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120408660 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn