Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Xác định enzyme thúc đẩy quá trình sản xuất nhiên liệu sinh học 11:39 AM,9/8/2018

Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Tokyo đã tìm ra một loại enzyme thuộc dòng glycerol-3-phosphate acyltransferase (GPAT) có triển vọng làm tăng sản lượng nhiên liệu sinh học từ tảo đỏ Cyanidioschyzon merolae.

 

Tảo được biết đến với khả năng lưu trữ khối lượng lớn dầu triacylglycerol (TAG) trong các điều kiện bất lợi như thiếu nitơ. Hiểu chính xác cách tảo có thể làm được điều này, là mối quan tâm chính của ngành công nghệ sinh học, vì TAG có thể được chuyển đổi thành diesel sinh học. Cuối cùng, nhóm nghiên cứu đã sử dụng loài tảo đỏ đơn bào C. merolae làm sinh vật mô hình để khám phá cách cải thiện sản lượng TAG.

Nhóm nghiên cứu tại Viện Công nghệ Tokyo do Sousuke Imamura dẫn đầu, đã chỉ ra rằng, enzyme GPAT1 quyết định khả năng lưu trữ TAG trong C. merolae ngay cả trong các điều kiện sinh trưởng bình thường, nghĩa là không cần gây sức ép. Đáng chú ý, các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng năng suất TAG có thể tăng nhiều hơn 56 lần ở chủng C. merolae biểu hiện mạnh GPAT1 so với chủng kiểm soát, mà không gây tác động xấu đến khả năng sinh trưởng của tảo.

Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Scientific Reports, tiếp nối nghiên cứu trước đây của Imamura và các cộng sự với đề xuất hai GPAT gồm GPAT1 và GPAT2, có thể liên quan chặt chẽ đến sự tích tụ của TAG trong C. merolae.

Theo các nhà khoa học, kết quả nghiên cứu cho thấy, phản ứng được xúc tác bởi GPAT1, là một bước hạn chế tốc độ tổng hợp TAG trong C. merolae và sẽ là một mục tiêu tiềm năng để cải thiện năng suất TAG trong vi tảo. Nhóm nghiên cứu dự định tiếp tục khám phá cách cả GPAT1 và GPAT2 tác động đến sự tích tụ TAG. Bước quan trọng tiếp theo sẽ là xác định các yếu tố phiên mã kiểm soát biểu hiện của từng gen được quan tâm.

Theo các nhà khoa học, nếu chúng ta có thể xác định các yếu tố chi phối và thay đổi chức năng của chúng, thì năng suất TAG sẽ được cải thiện vì các yếu tố phiên mã ảnh hưởng đến biểu hiện của rất nhiều gen bao gồm cả các gen liên quan đến GPAT1. Phương pháp này dựa vào cơ chế phân tử cơ bản tổng hợp TAG sẽ dẫn đến hoạt động sản xuất nhiên liệu sinh học thương mại thành công nhờ sử dụng vi tảo.

Nguồn: NASATI


Send Print  Back
The news brought
Vi khuẩn tự biến đổi để chống lại dung dịch nước rửa tay 8/31/2018
Phát hiện hóa chất mới tiêu diệt tế bào ung thư não 8/31/2018
Các nhà khoa học chế tạo thành công cấu trúc carbon mới 8/21/2018
Thuốc ngừa ung thư BXQ-350 chứng minh được hiệu quả 8/15/2018
Chế thuốc giảm đau từ biến thể botox 8/7/2018
Thuốc chống lão hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch cho người lớn tuổi 8/7/2018
Nữ sinh trung học chế "thuốc" sát khuẩn 3 trong 1 từ dược liệu tự nhiên 8/7/2018
Tìm ra hoạt chất diệt tế bào ung thư từ cây đỉnh tùng 8/6/2018
Thuốc chống mù lòa từ...nghệ 8/2/2018
Quy trình sản xuất hỗn hợp flavonoit từ cây dền gai (Amaranthus spinosus L.) và cây rau sam (Portulaca oleracea L.) có tác dụng co mạch và cầm máu để sản xuất thuốc điều trị bệnh trĩ và bệnh suy giãn tĩnh mạch 7/31/2018
Bào chế mỹ phẩm gel dương cam cúc hỗ trợ điều trị viêm da dị ứng. 7/30/2018
Mô phỏng và thiết kế vật liệu khung hữu cơ cộng hóa trị bằng phương pháp hóa lượng tử và mô phỏng Monte Carlo 7/30/2018
Bào chế kem chứa nọc bò cạp Heterometrus laoticus 7/30/2018
Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của mật ong bạc hà Cao nguyên đá Đồng Văn. 7/30/2018
Hệ thống phòng thủ dự phòng giúp thực vật đối phó với các mối đe dọa khác nhau 7/30/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120309241 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn