Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện quy trình nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô cho các giống Bạch đàn lai UP35, UP54, UP72, UP95, UP99. 12:18 PM,1/8/2020

Dự án đã nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện quy trình nhân giống bằng nuôi cấy mô cho các giống Bạch đàn lai UP35, UP54, UP72, UP95, UP99. Trong đó, phương pháp nhân giống thích hợp cho các đối tượng Bạch đàn lai UP nói trên được xác định như sau:

- Khử trùng bằng HgCl2 0,05% với thời gian 6 phút (cho tỷ lệ mẫu nảy chồi hữu hiệu đạt 26,1%, tỷ lệ mẫu nhiễm 38,5%).

- Môi trường nhân nhanh chồi là MS* bổ sung 1,5 mg/l BAP cho hệ số nhân chồi đạt 3,2 lần, tỷ lệ chồi hữu hiệu đạt 37,9%.

- Trước khi tiến hành ra rễ in vitro, chồi Bạch đàn lai UP35, UP54, UP72, UP95, UP99 cần được nhân trong môi trường MS* bổ sung 1,5 mg/l BAP và 0,25 mg/l IAA (hệ số nhân chồi đạt 2,7 lần, tỷ lệ chồi hữu hiệu là 66,4%).

- Môi trường ra rễ tối ưu cho cả 5 giống Bạch đàn lai UP35, UP54, UP72, UP95, UP99 là 1/2MS* bổ sung 1,0 mg/l IBA cho tỷ lệ chồi ra rễ đạt 94,6%, số rễ/cây đạt 4,3 rễ, chiều dài rễ đạt 1,3 cm.

- Thời gian huấn luyện thích hợp 6 – 10 ngày cho tỷ lệ sống đạt trên 85%, chiều cao đạt 4,55 – 5,03 cm.

Dự án đã chuyển giao giống gốc và kỹ thuật nhân giống cho 3 đơn vị nghiên cứu và sản xuất lâm nghiệp trong nước, gồm:

▪ Công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn

▪ Công ty TNHH Một thành viên lâm nghiệp Yên Thế

▪ Công ty TNHH Một thành viên lâm nghiệp Thác Bà

Sau khi tiếp nhận chuyển giao, các đơn vị đã thực hiện tốt và thành thục các kỹ thuật cơ bản về giâm hom và nuôi cấy mô đối với Bạch đàn lai UP35, UP54, UP72, UP95, UP99. Trên cơ sở đó, cả 3 đơn vị đang phát triển sản xuất các giống cây này để cung ứng cho một số chương trình trồng rừng (năm 2017) và bà con nhân dân tại địa phương. Trong tương lai, mô hình nhân giống sẽ được mở rộng nhằm đáp ứng khả năng cung cấp giống tại chỗ và các địa phương lân cận.

Dự án đã sản xuất cây giống phục vụ xây dựng mô hình trồng rừng

Dự án đã tiến hành sản xuất 636.155 cây giống bao gồm:

▪ Sản xuất cây giống Bạch đàn lai UP35, UP54, UP72, UP95, UP99 phục vụ xây dựng mô hình trồng rừng (1.900 cây/ha x 25 ha = 47.500 cây giống). Địa điểm xây dựng: Thác Bà (Yên Bái), Yên Thế (Bắc Giang), Ba Vì (Hà Nội) và Quy Nhơn (Bình Định).

▪ Sản xuất cây giống Bạch đàn lai UP35, UP54, UP72, UP95, UP99 xây dựng vườn vật liệu (3.140 cây/vườn x 2 vườn = 6.280 cây giống) 101

▪ Sản xuất cây giống Bạch đàn lai UP35, UP54, UP72, UP95, UP99 phục vụ trồng rừng: 582.375 cây giống.

Tiêu chuẩn cây giống: Chiều cao cây từ 20 - 30 cm; đường kính cổ rễ từ 0,2 - 0,3cm; Cây không cong queo, sâu bệnh; có đỉnh sinh trưởng chính, lá xanh và khả năng sinh trưởng tốt.

Dự án ước tính sau 6 năm đạt công suất 100% của Dự án, tổng doanh thu đạt 5.505.000.000 đồng. Nếu không bị thiên tai hoặc những biến động xấu khác thì Dự án hoàn toàn có đủ khả năng thu hồi vốn và có lãi. Đây là cơ sở cho người kinh doanh rừng tin tưởng trong việc sử dụng các giống Bạch đàn lai UP35, UP54, UP72, UP95, UP99 trong trồng rừng kinh tế.

Với việc hoàn thiện kỹ thuật nhân giống bằng giâm hom và quy trình nuôi cấy mô cho các giống Bạch đàn lai UP, Dự án đã tối ưu hóa hệ số nhân chồi, nâng cao tỷ lệ ra rễ cho các giống Bạch đàn lai UP35, UP54, UP72, UP95, UP99. Đồng thời, hoạt động tập huấn, đào tạo và chuyển giao giống, kỹ thuật nhân giống tại 3 đơn vị tiếp nhận đã giúp các đơn vị này không những được tiếp cận với nguồn giống chất lượng mà còn được bổ sung cơ hội việc làm, hoàn thiện và nâng cao công nghệ.

Các diện tích rừng trồng được triển khai trong Dự án đã tạo công ăn việc làm cho không chỉ các cơ quan hợp tác trồng rừng mà cả người dân trong các vùng lân cận. Đồng thời, đây cũng là những mô hình trình diễn; là minh chứng về hiệu quả kinh tế và môi trường của rừng trồng Bạch đàn lai UP, tạo niềm tin cho đơn vị phối hợp và nhân dân vùng lân cận trong việc lựa chọn giống cây phù hợp; là cơ sở và động lực cho các chương trình trồng rừng kinh tế nói chung và trồng rừng Bạch đàn lai UP với giống Tiến bộ kỹ thuật nói riêng. Ngoài ra, kết quả thực hiện Dự án cũng cho thấy việc kết hợp giữa giống tốt và biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp có thể tăng năng suất rừng trồng Bạch đàn lai UP tới 1,35 lần. Bản hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng đối với các giống Bạch đàn lai UP35, UP54, UP72, UP95, UP99 sẽ là tài liệu quý và hữu ích, giúp phổ biến kiến thức đến người dân, từ đó góp phần nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng ở nước ta.

Có thể tìm đọc toàn văn báo cáo kết quả nghiên cứu (Mã số 15148/2017) tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.

Nguồn: NASATI

Send Print  Back
The news brought
Nghiên cứu định lượng chức năng tích lũy và trao đổi carbon rừng ngập mặn ở Vườn quốc gia Xuân Thủy, Việt Nam 1/8/2020
Nghiên cứu quy luật phân bố quặng hóa kim loại hiếm Liti trong đới Kontum, định hướng cho công tác điều tra, phát hiện quặng kim loại hiếm 1/8/2020
Nghiên cứu ứng dụng phương pháp địa tầng phân tập cho các trầm tích Cambri trung - Ordovic hạ ở Đông Bắc Việt Nam 1/8/2020
Khai thác và phát triển nguồn gen các loài nưa (Amorphphallus spp.) giầu glucomannan 12/6/2019
Nhân giống thành công dược liệu Thông đất quý hiếm 10/24/2019
Nghiên cứu phát triển cây Hoàng liên ô rô, dưới tán rừng ở Tây Nguyên, Tây Bắc và Đông Bắc 10/24/2019
Nghiên cứu mới về nhân sâm Panax L. ở Việt Nam 10/9/2019
Khai thác và Phát triển nguồn gen Quế thanh hóa (Cinnamomum cassia) có năng suất và chất lượng tinh dầu cao 9/18/2019
Nghiên cứu quy trình ổn định chiết xuất phân đoạn giàu hợp chất Flavonoid và xanthon từ lá cây xa kê và vỏ quả măng cụt 9/18/2019
Phú Yên: Đổi mới công nghệ theo chuỗi để phát triển rừng trồng 9/4/2019
Sóc Trăng: Thành lập khu bảo tồn loài - sinh cảnh rừng tràm Mỹ Phước 2/20/2019
Cao Bằng: Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen cây Dẻ Trùng Khánh 12/25/2018
Gỗ nhân tạo có thể chống nước và lửa 11/8/2018
Xây dựng mô hình nâng cao thu nhập của người dân thông qua liên kết ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè tại 3 xã xây dựng nông thôn mới Sơn Hùng (Thanh Sơn, Phú Thọ); Phú Thịnh (Đại Từ, Thái Nguyên); Tân Lập 7/2/2018
Khai thác và phát triển nguồn gen cây ba kích làm nguyên liệu sản xuất thuốc 6/21/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120257354 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn