Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Những nghiên cứu mới cảnh báo về mực nước biển trên toàn cầu 9:43 AM,2/17/2020
Thập kỷ vừa qua là thập kỷ nóng nhất trong lịch sử từng được ghi nhận, trong đó 5 năm vừa qua là năm nóng nhất từ trước đến nay.Trong bối cảnh Nam Cực vừa trở thành khu vực mới nhất trên Trái Đất lập kỷ lục về nền nhiệt cao, hai báo cáo khoa học mới nhất tiếp tục đưa ra cảnh báo con người về nguy cơ lục địa tiếp tục ấm lên, dẫn đến làm tan chảy các dòng sông băng và theo đó sẽ khiến mực nước biển toàn cầu dâng cao thêm hàng chục mét.Theo báo cáo công bố ngày 14/2, một nhóm các nhà khoa học đã ghi nhận mức nhiệt 20,75 độ C tại trạm nghiên cứu trên đảo Seymour - một phần của một quần đảo ngoài khơi phía Bắc của Nam Cực - trong ngày 9/2. Theo nhà khoa học người Brazil Carlos Schaefer, đây là lần đầu tiên tại Nam Cực chứng kiến nền nhiệt vượt mốc 20 độ C, phá vỡ kỷ lục được thiết lập cách đó chỉ một tuần - với 18,3 độ C theo số liệu ghi nhận tại trạm nghiên cứu Esperanza của Argentina tại đây. Chia sẻ với báo giới, nhà khoa học Carlos Schaefer cho biết: "Chúng tôi đang chứng kiến xu hướng ấm lên ở nhiều địa điểm chúng tôi đang theo dõi. Trước đây, chúng tôi chưa từng thấy tình trạng này". Khu vực thuộc Nam Cực hiện là một trong những nơi có nhiệt độ tăng nhanh nhất Trái Đất, tăng 3 độ C chỉ trong vòng 50 năm qua. Theo các nhà khoa học, nhiệt độ ở Nam Cực có nguy cơ chịu ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu và hiện tượng thời tiết El Niño, khiến nước ở các đại dương trở nên nóng hơn. Ngoài ra, sự dịch chuyển của dòng hải lưu và việc khu vực Nam bán cầu đang trong mùa Hè cũng được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhiệt độ trung bình tăng cao kỷ lục. Một báo cáo nghiên đăng trên chuyên san "Earth System Dynamics" ngày 14/2 cũng dự báo rằng hiện tượng băng tan ở Nam Cực có thể sẽ khiến mực nước biển tăng thêm tới 58 cm vào cuối thế kỷ này, cao gấp 3 lần so mức tăng trong thế kỷ trước. Trưởng nhóm nghiên cứu - nhà khoa học Anders Levermann thuộc Viện Nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam (Đức) đánh giá "yếu tố Nam Cực đang trở thành mối nguy cơ lớn nhất và bất ổn nhất đối với mực nước biển trên toàn cầu". Theo nhóm nghiên cứu của ông Levermann, việc các nước nhanh chóng giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu sẽ là một trong những biện pháp hiệu quả giúp hạn chế băng tan. Cũng liên quan dự báo về mực nước biển trong tương lai, các nhà khoa học Australia đã nghiên cứu gian băng gần nhất của Trái Đất, giai đoạn cách đây từ 129.000 đến 116.000 năm. Sau khi đo các đồng vị từ tro núi lửa trong các mẫu băng, nhóm nghiên cứu đã xác định được một khoảng trống trong các dữ liệu về mật độ băng, trong đó cho thấy rõ mực nước biển dâng cao khi nhiệt độ ấm lên. Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc cũng cho rằng các tảng băng tan chảy đã đóng góp thêm 15 cm cho mực nước biển kể từ đầu thế kỷ 20 và theo đó, môi trường sống của hơn một tỷ người trên thế giới sẽ trở nên đặc biệt dễ bị tổn thương.
Nguồn: TTXVN

Send Print  Back
The news brought
Đa dạng sinh học ở Việt Nam và những thành tựu mới 2/14/2020
Tận dụng CO2 để tái chế pin 2/14/2020
Nhiều nhà máy thủy điện miền trung thiếu nước trầm trọng 2/13/2020
Nhiệt độ Châu Nam Cực ở mức cao kỷ lục, băng tan ở khắp nơi 2/13/2020
Công nghệ sản xuất isomaltulose từ đường mía 2/12/2020
Chế phẩm vi sinh kiểm soát Vibrio parahaemolyticus gây bệnh AHPND trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng 2/12/2020
Úc phát triển đê nổi để chắn sóng và gió bão 1/17/2020
Sản xuất nhiên liệu khí đốt từ rác hữu cơ 1/16/2020
Chế tạo than sinh học từ rác thực vật 1/10/2020
Nghiên cứu chọn tạo 3 dòng gà lông màu thả vườn có năng suất chất lượng cao 1/8/2020
Chất thải lỏng trong công nghiệp giấy có thể được tái sử dụng trong công nghệ xanh 1/8/2020
Xử lý rác thải nhựa bằng nguyên liệu di truyền bản địa 1/7/2020
Máy tái chế nhựa di động vận hành bằng năng lượng Mặt Trời 1/2/2020
Phát triển được hợp chất hấp thụ các chất ô nhiễm từ không khí 1/1/2020
Xử lý rác thải nhựa bằng nguyên liệu di truyền bản địa 1/1/2020













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120324400 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn