Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Không khí Hà Nội ô nhiễm nhất thế giới, cảnh báo khẩn cấp về sức khỏe 9:06 AM,2/25/2020
Ô nhiễm không khí ở Hà Nội liên tục ở ngưỡng nâu, ngưỡng cảnh báo cao nhất, sức khỏe của tất cả mọi người bị ảnh hưởng nghiêm trọng.7h ngày 23/2, theo ứng dụng chất lượng không khí PAMAir, chỉ số AQI đo được tại nhiều nơi trên địa bàn Hà Nội vượt ngưỡng tím lên nâu. Đây là ngưỡng nguy hại, ngưỡng cao nhất về ô nhiễm không khí, cảnh báo khẩn cấp sức khỏe tất cả mọi người sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.Điển hình là các khu vực: Cầu Diễn (AI là 386), Trần Quang Khải (390), Thượng Đình (357), Nhân Chính (318), Lê Quang Đạo (308) và Trung Hòa (305)…Cổng thông tin quan trắc môi trường Hà Nội cũng thống kê AQI tại nhiều nơi ở thủ đô đạt ngưỡng tím, gồm: Minh khai – Bắc Từ Liêm (AQI là 275), Hàng Đậu (266), Phạm Văn Đồng (253), Thành Công (231), Trần Hưng Đạo (214).Trang Airvisual xếp hạng Hà Nội vị trí thứ 1 trong tổng số 10.000 thành phố trên thế giới tính đến 7h31p sáng nay với AQI là 247, nồng độ bụi mịn là 179.5 µg/m³. Đơn vị đo tính theo Mỹ.Theo các chuyên gia, thời tiết ngày nắng, đêm lạnh, hanh khô nên dễ xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt. Đây là nguyên nhân khiến khói bụi bị giữ lại ở bầu khí quyển, không thể phát tán và bay đi.Đáng lưu ý, chất lượng không khí Hà Nội những ngày qua đang có dấu hiệu xấu đi, đặc biệt là vào buổi sáng và chiều tối. Nồng độ bụi mịn PM2.5 cũng tăng dần. Dự kiến những ngày tới nếu thời tiết thay đổi theo hướng thuận lợi, khói bụi đang bị mắc kẹt có cơ hội phát tán bay đi, tình trạng ô nhiễm mới được cải thiện.Từ cuối năm 2019, Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc liên tiếp trải qua nhiều đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Nhiều thời điểm Hà Nội đứng đầu về ô nhiễm không khí trên toàn thế giới với mức AQI lên tới hơn 300, gần 400.Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo, người dân, nhất là những nhóm người già, trẻ em, người đang mắc bệnh hô hấp mãn tính nên hạn chế ra ngoài vào thời điểm này. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, mọi người cần trang bị mũ, áo, khẩu trang và kính để hạn chế tác hại của ô nhiễm không khí.
Nguồn: congaichungminh.com

Send Print  Back
The news brought
Kiểm soát biến đổi khí hậu: Tiết lộ thêm sự thật về nguy cơ xảy ra thảm họa 2/24/2020
Trái Đất sẽ mất 1/3 các loài động vật và thực vật trong 50 năm nữa? 2/24/2020
Sụt lún trên 100 m đê biển Tây ở Cà Mau 2/20/2020
Người Hà Nội vẫn đốt 23.000 bếp than tổ ong mỗi ngày 2/20/2020
Xử lý dầu tràn bằng kỹ thuật hấp phụ thông qua vật liệu composite bọt xốp lai ghép 2/19/2020
Thiên hà cách ta 500 triệu năm ánh sáng phát ra đợt sóng vô tuyến với chu kỳ 16 ngày "đều như vắt chanh" 2/19/2020
Những nghiên cứu mới cảnh báo về mực nước biển trên toàn cầu 2/17/2020
Đa dạng sinh học ở Việt Nam và những thành tựu mới 2/14/2020
Tận dụng CO2 để tái chế pin 2/14/2020
Nhiều nhà máy thủy điện miền trung thiếu nước trầm trọng 2/13/2020
Nhiệt độ Châu Nam Cực ở mức cao kỷ lục, băng tan ở khắp nơi 2/13/2020
Công nghệ sản xuất isomaltulose từ đường mía 2/12/2020
Chế phẩm vi sinh kiểm soát Vibrio parahaemolyticus gây bệnh AHPND trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng 2/12/2020
Úc phát triển đê nổi để chắn sóng và gió bão 1/17/2020
Sản xuất nhiên liệu khí đốt từ rác hữu cơ 1/16/2020













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120255027 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn