Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Lưu trữ năng lượng nhờ trái cây bỏ đi 3:01 PM,3/12/2020

Một nhóm chuyên gia kỹ thuật tại Úc đang theo đuổi giải pháp lưu trữ năng lượng nghe khá khác thường: tận dụng những bộ phận không ăn được của trái cây.

Lưu trữ là một trong những thách thức lớn nhất đối với việc chuyển đổi hạ tầng năng lượng – hiện phụ thuộc nhiều vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch – sang xu hướng sạch và bền vững. Theo một bài báo công bố trên Tạp chí Journal of Energy Storage hồi tháng 12/2019, nhiều nhà nghiên cứu đang tìm đến rác thải sinh học (biowaste) như một giải pháp tiềm năng.
Họ đã thực hiện nhiều thí nghiệm trên bã mía, vỏ dưa hấu, vỏ bưởi, và cả bột giấy … để tìm ra phương pháp chế tạo ultracapacitor (siêu tụ điện) – thiết bị lưu trữ năng lượng có mật độ cực cao – từ mít và sầu riêng.
Nhằm tận dụng những phần bỏ đi của trái cây, các kỹ sư đã biến chúng thành aerogel – một dạng vật liệu siêu nhẹ, rỗng và xốp. Để đạt được điều đó, họ đã xử lý nhiệt trước, sau đó sấy thăng hoa phần lõi xốp, không ăn được của cả mít lẫn sầu riêng, rồi bổ sung thêm oxide kim loại – quy trình được mô tả rất chi tiết trong công bố.
Sản phẩm aerogel thu được rất giàu carbon, thoạt nhìn trông giống miếng bánh mì nướng hình dạng tổ ong, nhưng lại có khả năng sạc và xả dòng điện một cách ổn định, liên tục. Kết quả này đã hé mở tiềm năng chế tạo các thiết bị lưu trữ năng lượng ít phụ thuộc vào loại pin làm từ kim loại [tương đối] độc hại, và hơn nữa là không để lãng phí phần trái cây bỏ đi.
Hiện chưa rõ khả năng nhận rộng của quy trình này, bởi việc chế tạo các siêu tụ điện cũng phụ thuộc nhiều vào khối lượng nguyên liệu (trái cây). Nhưng so với một số phương án khai thác và lưu trữ năng lượng khác mà chúng ta hiện vẫn đang áp dụng, việc xử lý rồi tận dụng phần ruột trái cây thay vì vứt đi, không thể bàn cãi, thực sự chính là một phương án sạch và bền vững. Vấn đề ở đây chỉ còn là kế hoạch ứng dụng hiệu quả cho mục đích tốt.
Nguồn: Báo Khoa học và Phát triển


Send Print  Back
The news brought
Máy bay của Airbus theo dõi tần suất hành khách sử dụng nhà vệ sinh 3/12/2020
Pin tự phục hồi làm bằng Kali 3/12/2020
Biến dầu chiên thành mực in 3D 3/12/2020
Các nhà khoa học phát triển thành công loại pin lithium không bao giờ phát nổ dù có quá nhiệt 3/12/2020
Học viện Nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu thành công “Công nghệ khai thác ảnh vệ tinh trong đánh giá thực trạng, dự báo năng suất phục vụ đổi mới quản lý sản xuất ngô tại Việt Nam” 3/12/2020
Trung Quốc phát triển hệ thống nhận diện khuôn mặt xuyên khẩu trang 3/11/2020
Thang máy ở Trung Quốc dùng nút bấm 3D holographic ngăn COVID-19 3/9/2020
Giải pháp giúp giảm chi phí bộ nhớ và giữ lại dữ liệu khi mất điện 3/6/2020
Microchip ra mắt đồng hồ nguyên tử Ru-bi cỡ nhỏ MAC-SA5X 3/6/2020
Thiết bị tạo ra điện từ… màn đêm lạnh lẽo 3/4/2020
Lần đầu tạo robot biết nhăn mặt khi đau 3/3/2020
Mũ tầm nhiệt giúp cảnh sát quét đám đông 3/2/2020
Cảm biến phát hiện mức độ căng thẳng của cơ thể 3/2/2020
Máy bay năng lượng mặt trời hoạt động cả năm như vệ tinh 3/1/2020
Sắp ra mắt sạc không dây cho xe điện 3/1/2020













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120623616 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn