Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Camera bắt được chuyển động của hạt ánh sáng 11:49 PM,4/21/2020

Các nhà nghiên cứu chế tạo camera cảm biến có thể bắt được chuyển động của các hạt ánh sáng ở tốc độ và độ phân giải chưa từng có.

Camera được phát triển bởi Phòng thí nghiệm Kiến trúc Lượng tử Tiên tiến (AQUALab) tại Viện Công nghệ Liên bang Lausanne (EPFL) của Thụy Sĩ, dựa trên công nghệ cảm biến hình ảnh thế hệ mới sử dụng điốt quang điện tử đơn (SPAD). Đây là thiết bị đầu tiên có khả năng chụp ảnh các hạt photon riêng lẻ ở độ phân giải megapixel.
Công nghệ hứa hẹn thúc đẩy các ứng dụng yêu cầu thu nhận nhanh hình ảnh 3D như kính thực tế ảo hay hệ thống LiDAR cho xe tự hành - phương pháp đo khoảng cách đến một đối tượng bằng cách chiếu chùm tia lazer vào mục tiêu và đo các xung phản xạ ánh sáng bằng cảm biến.
"Nhờ độ phân giải cao và khả năng đo độ sâu, camera mới có thể khiến công nghệ thực tế ảo trở nên thực tế hơn và cho phép chúng ta tương tác với thông tin một cách liền mạch hơn", trưởng nhóm nghiên cứu Edoardo Charbon, người đứng đầu AQUALab cho biết. "Đối với các ứng dụng vận chuyển, camera có thể giúp phương tiện đạt được khả năng tự hành và tính ổn định chưa từng có, bằng cách sử dụng cùng lúc nhiều hệ thống LiDAR năng lượng thấp trên xe, cung cấp chế độ xem nhanh hình ảnh 3D về môi trường xung quanh ở độ phân giải cao".
Nhóm nghiên cứu đã tạo ra một trong những pixel (điểm ảnh) SPAD nhỏ nhất và giảm mức tiêu thụ năng lượng của mỗi pixel xuống chỉ còn dưới 1 microwatt, trong khi vẫn duy trì tốc độ và sự chính xác về thời gian.
Camera mới có thể chụp ảnh với tốc độ lên tới 24.000 khung hình trên giây, gấp 800 lần tốc độ tiêu chuẩn của camera truyền hình. Tốc độ này cho phép đo chính xác thời gian một photon chạm vào cảm biến, giúp tính toán các hạt ánh sáng riêng lẻ mất bao lâu để di chuyển từ nguồn phát laser tới máy ảnh. Sự kết hợp giữa thông tin thời gian bay với khả năng chụp một triệu điểm ảnh cho phép camera tái tạo hình ảnh 3D với tốc độ cực cao.
Trong giai đoạn tiếp theo, Charbon cùng các cộng sự muốn cải thiện hơn nữa hiệu suất và độ phân giải của máy ảnh, đồng thời tìm cách thu nhỏ tối đa các bộ phận của thiết bị để làm nó thực tế hơn cho nhiều ứng dụng. Chi tiết nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Optica của Hiệp hội quang học Mỹ (OSA).
Nguồn: Vnexpress

Send Print  Back
The news brought
Vòng đeo tay thông minh giúp hạn chế lây nhiễm Covid-19 4/18/2020
Australia chụp hình 3D virus SARS-COV-2 hỗ trợ chế tạo vắcxin 4/18/2020
Anh dùng công nghệ Bluetooth của Apple, Google để chống COVID-19 4/16/2020
Robot Medibot hỗ trợ cuộc chiến chống COVID-19 tại Malaysia 4/16/2020
Thái Lan phát triển hộp COVID bảo vệ nhân viên y tế khi lấy mẫu dịch 4/16/2020
Phát minh độc đáo truyền tải thông điệp chống dịch COVID-19 tại Ấn Độ 4/12/2020
Công nghệ kim nano trong chẩn đoán sớm và phát hiện các dấu hiệu sinh học của bệnh 4/12/2020
In 3D mô cấy ghép não bằng polyme dẫn điện 4/12/2020
Công ty xe hơi sản xuất máy thở 4/12/2020
Giám sát trại nuôi cá bằng robot rùa biển 4/12/2020
Xenobots: Sinh vật sống chưa từng có trong tự nhiên, đứa con của AI và tế bào ếch 4/10/2020
Máy đo thân nhiệt được sáng chế từ những vật liệu, thiết bị tận dụng hiện có tại Nghệ An 4/10/2020
Bác sỹ Đồng Tháp sáng chế robot phục vụ người bệnh nhiễm COVID-19 4/10/2020
Siemens thúc đẩy sản xuất thiết bị chống COVID-19 nhờ công nghệ in 3D 4/10/2020
Mỹ có thể sử dụng máy in 3D để làm đồ bảo hộ cá nhân 4/10/2020













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120871202 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn