Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Kính áp tròng thông minh có thể chữa các bệnh về mắt 3:49 PM,10/2/2020

Nhà phát minh người Ý Leonardo da Vinci (1452 - 1519) đã thử nghiệm khả năng thay đổi quang học mắt người bằng cách cho nước tiếp xúc trực tiếp với giác mạc, một thử nghiệm đầu tiên làm kính áp tròng. Nhưng nhân loại phải đợi hơn 400 năm, khi kính áp tròng thực tế xuất hiện cho con người có thể sử dụng.

Có rất nhiều tranh cãi về việc ai là người đã sử dụng kính áp tròng đầu tiên, nhưng các mẫu kính áp tròng xuất hiện sớm nhất vào khoảng từ năm 1887 - 1888. 

Những mắt kính áp tròng đầu tiên, được làm bằng thủy tinh khá cồng kềnh, nặng và nguy hiểm ở trạng thái ban đầu dần được chuyển đổi qua các lựa chọn poly (metyl methacrylate) không xốp, cứng và cuối cùng là những mắt kính mềm hơn được làm từ silicone hydrogel.

Kể từ lần đầu tiên xuất hiện cho đến nay, kính áp tròng vượt qua một chặng đường dài, ngày càng trở nên cần thiết, thoải mái hơn và đang được các nhà khoa học phát triển thêm các chức năng mới. Theo quan điểm này, công nghệ đã thúc đẩy kính áp tròng tiến vào giai đoạn mới - kính áp tròng thông minh.

Trong trường hợp này, thuật ngữ “thông minh” dùng để chỉ các thiết bị đeo không chỉ sửa chữa các khiếm khuyết về thị lực mà còn có khả năng phát hiện và theo dõi các thông số cụ thể, chẳng hạn như nhãn áp, góc chuyển động của mắt, những thông tin về thị giác hoặc thậm chí là mức đường trong nước mắt.

Những người thường xuyên sử dụng kính áp tròng thường gặp phải hội chứng khô mắt. Đây là một bệnh với các triệu chứng khác nhau như cảm giác nóng rát, ngứa, nặng và mỏi, mờ mắt... Nguyên nhân có thể do kém chất nhờn và thiếu độ ẩm trên bề mặt mắt.

Trong bài báo của nhóm nghiên cứu, được xuất bản trên Tạp chí Công nghệ Vật liệu Tiên tiến “Advanced Materials Technologies”, các nhà khoa học Nhật Bản giới thiếu đưa ra giải pháp ban đầu, đề xuất một loại kính áp tròng mềm có tác dụng chống mất nước nhờ dòng điện cảm ứng (EOF), tạo ra chuyển động dung môi đối lưu nhờ điện áp.

Trọng tâm của công trình nghiên cứu là phát triển và tối ưu hóa hydrogel tích điện cố định tạo dòng EOF. Vật liệu mới được tổng hợp bằng cách đồng trùng hợp ba monome khác nhau: 2 ‐ hydroxyethyl methacrylate (HEMA), metyl methacrylate (MMA) và axit metacrylic (MA), trong khi điện áp được tạo ra bởi pin tương thích sinh học (pin Mg/O2 và fructose/Pin enzym O2), gắn trực tiếp trên kính áp tròng.

Điện áp gây ra sự di chuyển điện tích của các ion ngược dấu lên các điện tích cố định của hydrogel và tạo ra dòng nước ròng, hình thành hiệu ứng tự giữ ẩm. Đây là một giải pháp thú vị để ngăn ngừa hội chứng khô mắt, nhưng vẫn còn thách thức và các tác giả công trình đặt ra những mục tiêu mới. Những nỗ lực nghiên cứu trong tương lai tập trung vào việc phát triển các hydrogel mới, hoạt động ở dòng điện nhỏ hơn.

Các nhà khoa học cũng đưa ra ý tưởng cấu trúc thiết kế mới của vật liệu, kết hợp sử dụng hydrogel tích điện và không tích điện để kiểm soát vùng được dưỡng ẩm, nâng cao hơn nữa hiệu quả khả năng chống mất nước trong mắt. Công trình này nếu ứng dụng thành công, có thể đặt nền móng cho một thế hệ kính áp tròng mới và mở đường cho những ứng dụng mới như phân phối thuốc trong nhãn khoa, chữa trị những bệnh mãn tính trong mắt.

Nguồn: Báo Khoa học và Đời sống, ngày 1/10/2020.


Send Print  Back
The news brought
Phương pháp mới tiêu diệt tế bào ung thư mà không cần sử dụng bất kỳ loại thuốc nào 9/29/2020
Việt Nam tiến tới chấm dứt bệnh lao nhờ công nghệ 4.0 9/29/2020
Băng ca áp lực âm 'made in VietNam' 9/29/2020
Google Maps thêm tính năng cập nhật bệnh Covid-19 9/29/2020
Sản xuất hỗn hợp alkaloit từ lá đu đủ hỗ trợ điều trị bệnh ung thư 9/29/2020
Sản xuất đèn cực tím để phòng ngừa dịch Covid-19 9/23/2020
Ra mắt loại robot đặc biệt phục vụ lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 9/23/2020
Harvard và Sony chế tạo thành công robot phẫu thuật siêu nhỏ lấy cảm hứng origami 9/23/2020
Chip vi lưu xét nghiệm máu phát hiện sớm ung thư phổi 9/18/2020
Vi rút SARS-CoV-2 có thể tấn công trực tiếp não người 9/14/2020
Sử dụng công nghệ in 3D sinh học để điều trị tổn thương thành dạ dày 9/4/2020
Nuôi cấy rễ cây ké hoa đào chứa hoạt chất điều trị tiểu đường tuýp 2 8/31/2020
Indonesia: Thả muỗi “gián điệp”, giảm được nguy cơ mắc sốt xuất huyết 4 lần 8/31/2020
Viên nổi trong dạ dày Clarithromycin 8/24/2020
Xét nghiệm nhanh Covid-19 từ mẫu nước bọt 8/24/2020













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120388173 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn