Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Phóng thành công kính viễn vọng nghiên cứu vật chất tối 3:27 PM,7/3/2023
Tên lửa Falcon 9 của SpaceX đưa kính viễn vọng không gian Euclid của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) bay lên lúc 22h11 ngày 1/7 (giờ Hà Nội). Vụ phóng diễn ra tại Căn cứ Lực lượng Vũ trụ Cape Canaveral, bang Florida, Mỹ. Những người theo dõi vỗ tay khi tên lửa Falcon 9 mang Euclid bay lên cao, với tầng đầu tiên của tên lửa tách ra và hạ cánh chính xác xuống một con tàu không người lái ở Đại Tây Dương chỉ sau khoảng 8 phút. Euclid, được thiết kế để tìm kiếm năng lượng tối và vật chất tối vô hình, tách khỏi tên lửa khoảng 41 phút sau khi phóng và giờ đang trên đường tới điểm Lagrange 2, cách Trái Đất khoảng 1,5 triệu km và ở phía ngược với Mặt Trời. Điểm Lagrange là quỹ đạo tương đối ổn định, nơi các vệ tinh sử dụng ít nhiên liệu nhất. Đích đến của Euclid khá phổ biến. Ví dụ, Kính viễn vọng Không gian James Webb của NASA cũng hoạt động ở Lagrange 2. Giới khoa học cho rằng vật chất tối và năng lượng tối tạo nên phần lớn vũ trụ, nhưng con người không thể thấy những hiện tượng này ở các bước sóng ánh sáng. Thay vào đó, giới chuyên gia có thể theo dõi chúng thông qua tác động của chúng lên những vật thể khác.
Các nhà khoa học tìm hiểu hoạt động của vũ trụ tối nhằm lập biểu đồ về tác động của thời gian đối với vũ trụ. Sự hợp nhất của các thiên hà, sự giãn nở của vũ trụ và chuyển động của những ngôi sao riêng lẻ đều chịu tác động của năng lượng tối và vật chất tối. Euclid sẽ hướng tầm mắt đến những vùng bên ngoài dải Ngân Hà để lập bản đồ khoảng 1/3 vùng trời ngoài dải Ngân Hà. Trong nhiệm vụ kéo dài 6 năm, kính viễn vọng này sẽ lập bản đồ hàng tỷ mục tiêu như các thiên hà và ngôi sao. Hai dụng cụ khoa học của Euclid, tập trung vào các bước sóng ánh sáng khả kiến và hồng ngoại, sẽ ghi lại thông tin cho giới khoa học. Nhiệm vụ sẽ khám phá chuyển động và thành phần hóa học của những vật thể xa xôi. "Đôi mắt" sắc bén của Euclid mang lại hình ảnh rõ nét gấp ít nhất 4 lần so với kính viễn vọng dưới mặt đất vì nó cách xa ánh sáng và khí quyển gây nhiễu của Trái Đất. Dự án Euclid trị giá khoảng 1,5 tỷ USD và được thực hiện suốt gần hai thập kỷ. Kính viễn vọng này sẽ mất khoảng 30 ngày để tới Lagrange 2. Các chuyên gia chưa công bố thời điểm chụp bức ảnh khoa học đầu tiên, nhưng ước tính khoảng vài tháng nữa.
Nguồn: vnexpress.net
Send Print  Back
The news brought
AI phát hiện thêm nhiều đường vẽ Nazca ẩn trong sa mạc Peru 6/27/2023
Ứng dụng công nghệ ngăn tảo hôn 6/27/2023
Phần mềm thông báo lưu trú: Phát hiện được người đang bị truy nã 6/27/2023
Dùng laser truyền dữ liệu tốc độ 1.000 gigabit mỗi giây 6/26/2023
Dùng tên lửa để cắt ngắn thời gian bay quốc tế 6/21/2023
Nhật Bản dùng tia vũ trụ theo dõi chuyển động trong lòng đất 6/20/2023
Trung Quốc lập kỷ lục phóng cùng lúc 41 vệ tinh 6/19/2023
Triển khai hạ tầng băng rộng cáp quang tốc độ 10.000 Mbps đầu tiên tại Việt Nam 6/15/2023
Máy tính lượng tử nhanh gấp 180 triệu lần siêu máy tính 6/9/2023
Vệ tinh VNREDSat-1 của Việt Nam đã bay 2,4 tỷ km 5/18/2023
Vệ tinh VNREDSat-1 của Việt Nam đã bay 2,4 tỷ km 5/16/2023
Google ra mắt passkey đăng nhập không cần mật khẩu 5/12/2023
Chuột máy tính bluetooth dành cho người liệt tứ chi 5/12/2023
Trung Quốc lập kỷ lục truyền dữ liệu bằng cáp quang 5/12/2023
Xây mạng liên lạc vệ tinh từ Mặt trăng đến Trái đất 5/10/2023













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 121039949 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn